Blog
Sức chiến đấu của vị tướng quân này có thể so sánh với Lã Bố khi đánh bại Triệu Vân, nhưng ông đã bị địch thủ chém hạ
Có một vị tướng quân, mặc dù ông không xếp thứ hạng quá cao trong danh sách 24 dũng tướng mạnh nhất thời Tam Quốc, nhưng sức mạnh và khả năng chiến đấu cá nhân của ông có thể nói là không thua kém bắt cứ danh tướng nào. Cái chết của ông không phải vì sự yếu kém và vì…
Một trong những yếu tố mang đến sức hấp dẫn cho tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chính là những trận đấu võ đối đầu đầy gay cấn. Tam Quốc có không dưới một ngàn tướng quân, nhưng không thể nghi ngờ, sức chiến đấu của Lã Bố được xưng tụng là đệ nhất thiên hạ.
Những trận chiến trực tiếp lập nên danh tiếng lẫy lừng của Lã Bố như: “Tam anh chiến Lã”, ba huynh đệ kết nghĩa Lưu – Quan – Trương trong trận Hổ Lao Quan cùng nhau chiến đấu nhưng không thể hạ được Lã Bố; trận chiến ở Bộc Dương, Lã Bố đánh tan quân địch, suýt bắt sống Tào Tháo; sáu tướng quân của Tào Anh cùng lúc đấu không lại họ Lã…
Thậm chí tác giả La Quán Trung đã sử dụng chính miệng của Tào Tháo để nói một câu thế này: “Duy nhất Lã Bố là không thể đánh bại!”.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Chúng ta có thể thấy, Lã Bố dũng cảm và thiện chiến. Danh hiệu “nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) đi theo ông suốt cuộc đời và cả sau này, không ai có thể soán vị.
Đúng vậy! Không ai có thể một mình đánh bại Lã Bố. Tuy nhiên, trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có một vị tướng quân, sức chiến đấu của ông có thể sánh với Lã Bố. Ông ta từng thể hiện sức mạnh của mình trong trận Diên Tân: một mình ông đấu với Tào Anh, Trương Liêu và Từ Hoảng.
Cũng trong trận đó và ông đã chiến đấu 50 – 60 hiệp với danh tướng đệ nhị Triệu Vân bất phân thắng bại. Sức chiến đấu của ông cực kỳ mạnh mẽ, bền bỉ và hiếm khi gặp đối thủ. Người này chính là tướng quân dưới trướng Viên Thiệu tên là Văn Xú.
Uy danh trong trận Quan Độ
Trong trận Quan Độ, lực lượng của Tào Tháo không thể so sánh với Viên Thiệu. Lúc bấy giờ, Viên Thiệu có bốn dũng tướng là: Nhan Lương, Văn Xú, Trương Hợp và Cao Lãm. Trong khi Tào Tháo chỉ có Hứa Chử, Trương Liêu và Từ Hoảng. Xét về sức chiến đấu cũng không bằng. Nhan Lương một mình giết chết Tống Hiến và Văn Xú đánh bại Từ Hoảng trong 20 hiệp.
Không ai trong số tướng quân của Tào Anh dám xông lên, may mắn thay, Tào Tháo đã mời Quan Vũ giải quyết Nhan Lương. Tuy nhiên, áp lực của Văn Xú đối với Tào Anh cũng không thua kém Nhan Lương. Lần này, Tào Anh trực tiếp cử hai tướng là Trương Liêu và Từ Hoảng chiến đấu với Văn Xú.
Năm đó, khi đối mặt với Lã Bố, Tào Anh đã phái sáu tướng đến, có thể thấy họ coi Văn Xú và Lã Bố như cao thủ ngang hàng. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Trương Liêu và Từ Hoảng không thể hạ được Văn Xú.
Mũ sắt của Trương Liêu bị Văn Xú bắn rơi xuống đất và ngựa chiến thì bị bắn tên gục xuống. Tướng Từ Hoảng kịp thời chạy đến ứng cứu để Trương Liêu rút lưu. Nhưng Từ Hoảng cũng không phải là đối thủ của Văn Xú nên nhanh chóng bị ông ta đánh bại.
Trên thực tế, Văn Xú không chỉ có thể đánh hạ hoàn toàn Trương Liêu và Từ Hoảng, ông thậm chí còn chống lại cả Triệu Vân.
Khi chiến đấu trên cầu, Văn Xú đã đánh bại Công Tôn Toản trong vòng chưa đầy 10 hiệp. Khi bị Triệu Vân truy đuổi sau đó, Văn Xú và Triệu Vân đã chiến đấu với nhau. Sức chiến đấu của Triệu Vân vượt xa các tướng lĩnh bình thường, ông chỉ đứng sau Lã Bố trong số hai mươi bốn danh tướng của Tam Quốc.
Bất phân thắng bại với dũng tướng Triệu Vân
Văn Xú và Triệu Vân đã chiến đấu với nhau trong 50 hoặc 60 hiệp không phân thắng bại. Chúng ta có thể thấy rằng, sức mạnh của Văn Xú có thể so sánh với Triệu Vân.
Văn Xú đã có thể đánh bại Triệu Vân, nhưng ông đã gặp địch thủ là Quan Vũ. Sau đó, ông bị Quan Vũ đánh bại và truy đuổi rồi chém chết.
Văn Xú đã đấu với hai dũng tướng Trương Liêu và Từ Hoảng liên tiếp, điều đó với sức mạnh của Văn Xú có vẻ như dễ dàng. Nhưng ông thực sự đã cạn kiệt sức lực trong gần 60 trận chiến với Triệu Vân. Lúc này, Quan Vũ mới cưỡi ngựa Xích Thố chạy tới, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao, giao chiến với Văn Xú.
Thành thật mà nói, Quan Vũ chỉ chờ đợi trong nhàn nhã rồi xung trận, trong khi Văn Xú vừa trải qua một trận chiến dai dẳng, khó khăn; điều đó cho thấy dù Văn Xú thất bại cũng không công bằng. Văn Xú chỉ cầm cự được 30 hiệp dưới thanh Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ trước khi bị đánh bại.
Vắn Xú bỏ chạy dọc theo bờ sông, tuy nhiên, ngựa của ông chỉ là một con chiến mã bình thường, trong khi ngựa của Quan Vũ là Xích Thố vô song.
Năm xưa, Lã Bố cưỡi Xích Thố phi nước đại khắp thiên hạ. Ông coi các tướng lĩnh hùng mạnh chỉ như trẻ con. Sức chiến đấu của Lã Bố mạnh đến mức khiến 18 chư hầu phải run sợ. Bây giờ, Quan Vũ kế thừa con ngựa Xích Thố của Lã Bố, nhanh chóng đuổi kịp Văn Xú và hạ ông rơi khỏi ngựa chỉ bằng một cú vung tay.
Không phải Văn Xú sức chiến đấu không mạnh, chỉ có thể nói rằng, Quan Vũ chính là địch thủ của ông. Khi Quan Vũ còn chưa được biết đến, Văn Xú đã là một trong những vị tướng giỏi nhất của Viên Thiệu, và tuổi của ông cũng không còn trẻ.
Chu Bình năm thứ 2, sức mạnh của Văn Xú ngang ngửa với Triệu Vân. Sau chín năm chinh chiến nó đã giảm đi. Trong khi đối thủ của ông là Quan Vũ đang vào thời kỳ phong độ đỉnh cao, lại có được ngựa Xích Thố trợ lực, làm sao Văn Xú có thể địch lại?
Kỳ thực, ai cũng là dũng tướng; trong những năm tháng chiến tranh, họ đều có sở trường của mình. Tuy nhiên, cần phải có một ai đó được “tác giả” ưu ái cho “diễn nghĩa vai chính”. Bởi chỉ như vậy, một trận chiến mới có thể kết thúc với thắng và bại, tạo nên sự gay cấn, bất hủ của thời kỳ Tam Quốc.
Minh Nguyệt biên dịch
Nguồn: Soundofhope. (Lý Tĩnh Nhu).