Tại sao Khổng Tử nói: “Một năm có ba mùa” mới là đúng? Học trò nghe thầy nói thì hiểu ra đạo lý!

kt

“Một năm có mấy mùa?” và câu trả lời sai sự thật của Khổng Tử giúp nhiều người hưởng lợi

Câu chuyện của thầy trò Khổng Tử dưới đây sẽ cho chúng ta lời khuyên hữu ích.

Có một hôm, một học trò của Khổng Từ đang quét dọn ngoài cổng thì có một vị khách đi tới, hỏi: “Ông là ai?”

Học trò của Khổng Tử tự hào đáp: “Ta là đệ tử của Khổng tiên sinh”.

Vị khách nghe thấy vậy liền nói: “Vậy thì tốt quá rồi, tôi có thể thỉnh giáo ông một việc được không?”

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Học trò của Khổng Tử giọng vui vẻ thấy rõ: “Được chứ”, rồi thầm nghĩ: “Không biết anh ta định hỏi câu hỏi kỳ quái gì nhỉ?”

Vị khách hỏi: “Một năm rốt cục có mấy mùa nhỉ?”

“Câu hỏi này mà cũng cần phải hỏi sao?” học trò của Khổng Tử nghĩ vậy nhưng vẫn trả lời: “Xuân hạ thu đông bốn mùa”.

Vị khách kia lắc đầu: “Không đúng, một năm chỉ có ba mùa thôi”.

“Trời ơi, anh sai rồi, phải là bốn mùa!”

“Ba mùa!”

Cuối cùng vì tranh luận không ngã ngũ nên cả hai quyết định đặt cược: Nếu là bốn mùa, vị khách kia phải dập đầu ba cái. Nếu là ba mùa thì học trò của Khổng Tử phải dập đầu ba cái.

Đệ tử của Khổng Tử thầm nghĩ, mình thắng chắc trong tay nên chuẩn bị đưa khách đến gặp thầy mình. Vừa hay lúc đó Khổng tiên sinh từ trong phòng đi ra, đệ tử liền chạy lại hỏi: “Thầy ơi, một năm có mấy mùa ạ?”

Khổng Tử nhìn vị khách, nói: “Một năm có ba mùa”.

Câu trả lời của thầy khiến người học trò giật mình suýt ngã nhưng không dám lập tức chất vấn lại thầy.

Vì khách thấy vậy cười ha hả, yêu cầu đối phương phải “lập tức dập đầu, dập đầu”.

Không còn cách nào khác, học trò của Khổng Tử đành phải làm theo thỏa thuận ban đầu.

Đợi đến khi người đó đi rồi, đệ tử mới vội vã hỏi thầy: “Thầy ơi, một năm rõ là có bốn mùa, tại sao thầy lại nói là ba mùa vậy?”

Khổng Tử đáp: “Con không quan sát người vừa nãy toàn thân toát ra sắc cam à? Ta đoán anh ta trước giờ ở nơi ấm nóng, không biết lạnh rét là gì? Còn không thì anh ta chắc chắn gặp vấn đề bất thường về nhận thức. Chính vì lẽ đó, con nói một năm có ba mùa, anh ta sẽ hài lòng, con nói một năm có bốn mùa, hai bên sẽ cãi nhau đến tối không xong. Con chịu thua thiệt một chút, dập đầu ba cái không vấn đề gì”.

Học trò nghe thầy nói thì hiểu ra đạo lý. Từ đó về sau không bao giờ tranh cãi với những người “tầm nhìn ba mùa” nữa. Và đừng suy xét đến cùng đâu là thật, đâu là giả sẽ rất có ích cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Tại vì sao?

Không ít người nghe xong câu chuyện này đều trở nên vui vẻ. Họ nói rằng trước đây họ có thể dễ dàng nổi giận với những người không hiểu lý lẽ còn giờ thì không, bởi họ không còn quá để tâm đến những “người ba mùa” như thế.

Những “người ba mùa” luôn cho rằng bản thân mình chính là chân lý, nguyên nhân là vì họ không được nhìn thấy, không được chứng kiến sự thật chứng minh rằng họ đã sai. Vì thế, bạn giận dữ với họ đồng nghĩa với việc bạn đang có lỗi với chính mình.

Câu chuyện của thầy trò Khổng Tử muốn nói với tất cả chúng ta rằng:

Không tranh là từ bi, không biện là trí tuệ;

Không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại;

Tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông bỏ.

Đối với bất cứ ai, bất cứ việc gì, khi bạn chuẩn bị nổi giận, khi cảm xúc của bạn đang thực sự không ổn định, hãy nghĩ đó là những “người ba mùa”, đó là việc làm của “người ba mùa” để bình tĩnh trở lại.

Cuộc sống sẽ khó tránh khỏi việc tiếp xúc với những “người ba mùa”, những người luôn đánh giá, suy luận mọi thứ xung quanh bằng tầm nhìn hạn hẹp và chủ quan của mình. Vậy thì đừng để họ làm mình nổi giận để rồi có lỗi với bản thân!

Nguyễn Nhung – soha

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: