Tại sao Lưu Bị có Ngọa Long và Phượng Sồ vẫn không có được Thiên hạ

3

Tư Mã Huy, một học giả nổi tiếng trong thời Tam Quốc, đã từng nói rằng chỉ cần có được một trong hai người “Ngọa Long và Phượng Sồ” là có được thiên hạ. Tuy nhiên, Lưu Bị đã có cả rồng và phượng mà vẫn không định được thiên hạ. Nguyên nhân vì sao?

Trước hết, Tam Quốc là một thời kỳ hỗn chiến. Không phải chỉ có Lưu Bị thống trị. Ngoài ra còn có Tào Ngụy, người kế thừa chế độ của nhà Đông Hán và ở Giang Đông có Tôn Ngô, tạo thành thế chân vạc, ở một mức độ nhất định 3 nước đều đang hạn chế lẫn nhau, không ai có động thái lớn.

Nói chung, Gia Cát Lượng và Bàng Thống là những cố vấn đắc lực cho Lưu Bị. Tào Tháo có Quách Gia, Tuân Úc, Giả Hủ, Tư Mã Ý và các cố vấn khác, bên Tôn Quyền có Lỗ Túc, Cho lu Du và c… ác nhân tài khác. Vì vậy, Lưu Bị không chiếm được địa vị thống trị lớn.

Thứ hai, Lưu Bị ở nơi hẻo lánh, địa thế hiểm trở, quân lương thiếu thốn, không đủ sức tranh đoạt thiên hạ. Những ngày đầu, Lưu Bị luôn đơn độc, bên cạnh chỉ có Trương Phi và Quan Vũ. Sau khi được Thủy Kính tiên sinh giới thiệu, ông đến tìm Ngọa Long, khi đó Lưu Bị mới có quân sư chiến lược cho mình.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Mặc dù đã hạ thành công Kinh Châu nhưng do sự bất cẩn của Quan Vũ, Thục Hán đã đánh mất vị trí chiến lược của Kinh Châu, mất đi vị trí đắc địa. Sau đó, Lưu Bị nghe theo lời khuyên của cố vấn Bàng Thống tấn công Tây Xuyên, nghĩa là căn cứ của Lưu Bị ở khu vực Ba Thục.

Xuất thân của Lưu Bị được cho là không bằng Tào Tháo và Tôn QuyềnXuất thân của Lưu Bị được cho là không bằng Tào Tháo và Tôn Quyền
Xuất thân của Lưu Bị được cho là không bằng Tào Tháo và Tôn Quyền – Ảnh: Internet

Mặc dù khu vực Ba Thục được mệnh danh là vùng đất dồi dào, trù phú sản vật, và Hán Cao Tổ cũng tại Tần Xuyên mà khởi đế nghiệp. Tuy nhiên, trong lịch sử, Ba Thục là một đất nước nhỏ, dân nghèo, luôn được coi là nơi đày ải tù nhân, kinh tế phát triển tương đối chậm.

Tào Tháo nằm ở phía bắc của đồng bằng miền Trung, địa thế rộng lớn, quân mạnh. Tôn Quyền chiếm Giang Đông, dựa vào địa thế thống lĩnh sông Dương Tử và các vùng ven biển phía đông nam. Xét về góc độ địa lý, Thục Hán đương nhiên thua kém.

Thứ ba, thân phận của Lưu Bị. Chúng ta thường có thể xem Lưu Bị là dòng dõi Hán Thất. Nhưng thực chất đây chỉ là một danh xưng, Lưu Bị chỉ là một nông dân dệt chiếu và bán giày.

Vào những năm cuối của thời Đông Hán, khi hệ thống gia tộc là trọng yếu, Viên Thiệu rất có ảnh hưởng, và Tào Tháo có mối quan hệ đặc biệt tốt với Viên Thiệu. Xuất thân của Tào Tháo cũng cao hơn Lưu Bị rất nhiều, tuy xuất thân trong dòng dõi hoạn quan nhưng vẫn được thừa kế hầu tước.

Tôn Quyền là quan chức từ đời này sang đời khác, gia tộc họ Tôn thịnh vượng ở Giang Đông nhiều năm và có tiếng tăm lừng lẫy. Vì vậy, địa vị của Lưu Bị không thể so sánh với Tào Tháo và Tôn Quyền.

Cái chết của Bàng Thống và Khổng Minh là ý Trời?

“Hồi thứ 63” Tam Quốc diễn nghĩa chép: Khi Khổng Minh ở Kinh Châu, vào dịp tết Thất tịch, chúng quan mở hội yến tiệc cùng bàn về việc thu hồi Kinh Châu. Bỗng thấy một ngôi sao to như cái đầu xuất hiện ở phía tây, từ trên trời rơi xuống, ánh sáng tỏa ra bốn phía.

Khổng Minh thất kinh, ném ly rượu xuống đất, ôm mặt khóc rằng: “Bi ai thay! Đau xót thay!” Chúng quan hoảng hốt hỏi duyên cớ. Khổng Minh nói: “Trước đây ta đoán rằng năm nay sao Thiên Cương ở hướng tây sẽ bất lợi cho quân sư; Thiên Cẩu xâm phạm quân ta, sao Thái Bạch ở gần Lạc Thành, ta đã gửi thư cho chúa công dặn phải đề phòng cẩn thận. Ngờ đâu đêm nay sao rơi phía tây, mạng sống của Bàng Sĩ Nguyên ắt đã chấm hết rồi!”

Nói xong, lớn tiếng khóc rằng: “Hôm nay, chúa công chúng ta đã mất đi một cánh tay rồi!” Chúng quan đều thất kinh, chưa tin lời ông. Khổng Minh nói: “Trong mấy ngày nữa, ắt có tin tức.” Tiệc rượu chưa kịp vui đã tàn cuộc. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin báo rằng quân sư Bàng Thống bị tên bắn chết trước gò Lạc Phượng.

Cái chết của Khổng Minh

“Hồi thứ 103” Tam Quốc diễn nghĩa chép: Đang đêm, Khổng Minh đang ốm vẫn ra khỏi lều, ngẩng đầu quan sát thiên văn, ông vô cùng kinh hãi liền vào lều bảo với Khương Duy rằng: “Mệnh ta nội trong sớm tối nay mà thôi!” Duy nói: “Thừa tướng sao lại nói những lời như vậy?”. Khổng Minh nói: “Ta thấy trong sao Tam Đài, sao khách sáng lạn gấp bội, sao chủ u tối, các chòm sao tương phụ nhau, ánh sáng của nó đã mờ tối: thiên tượng như vậy, mệnh ta có thể tự rõ được!”.

Cùng lúc đó, Tư Mã Ý, một đối thủ đang cố thủ trong một doanh trại khác bỗng một đêm ngẩng đầu quan sát thiên văn, vô cùng mừng rỡ nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy sao Tương mất vị trí, Khổng Minh ắt đang mắc bệnh nặng, không lâu sẽ chết.” Khổng Minh vứt kiếm mà than rằng: “Sống chết có số, không thể cưỡng cầu được!”.

Ngay đêm hôm đó, Khổng Minh lệnh cho người dìu ra ngoài, ngẩng đầu nhìn sao Bắc Đẩu, chỉ về một ngôi sao xa xôi nói: “Kia là tướng tinh của ta đó.” Mọi người nhìn theo, thấy ngôi sao đó màu sắc u tối, le lói sắp tắt. Quả nhiên đêm đó, Gia Cát Lượng quy tiên.

Gia Cát Lượng và Bàng Thống trên màn hìnhGia Cát Lượng và Bàng Thống trên màn hình
Gia Cát Lượng và Bàng Thống trên màn hình

Văn hóa cổ đại là văn hóa Thần truyền cấp cho con người, rất nhiều người thỏa lòng với số mệnh trời cho, không quan tâm hơn thua. Họ thấu hiểu lịch sử đều tự có an bài và có quy luật phát triển của nó.

Thôi Châu Bình khi cùng Lưu Bị bàn luận đạo lý “trị loạn”, đã nói với Lưu Bị rằng: “Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả; số đã định, thì không chống lại được”. Thủy Kính tiên sinh sau khi biết chuyện Từ Thứ tế ngựa tiến cử Gia Cát bèn “ra khỏi cửa, ngẩng mặt lên trời cười to rằng: “Ngoạ Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời, tiếc lắm thay!” Thật ra, họ đều biết giang sơn nhà Hán khí số đã hết, dù là ai cũng không thể có sức đổi trời, kể cả là Khổng Minh và Bàng Thống.

Trong lịch sử có một dự ngôn rất nổi tiếng, tên là «Mã Tiền Khóa», miêu tả từ thời Tam Quốc cho đến đại sự lịch sử của ngày hôm nay, chưa hề sai, tác giả chính là Gia Cát Lượng. Cho nên đối với hướng đi của lịch sử, Gia Cát Lượng trên thực tế đã rõ như lòng bàn tay, hết thảy hành động đều thuận theo thiên ý, hợp với mệnh trời.

Trong “Mã tiền khóa” cũng mô tả rõ ràng nhà Thục Hán bị diêt vong, chứng tỏ ông đã sớm biết số phận của nhà Thục Hán nhưng cũng không thay đổi được.

Ngay câu đầu của Mã tiền Khóa Gia Cát Lượng đã biết nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ: “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy; âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ”

Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.

Gia Cát chết rồi, sau chủ hàng Ngụy (sau khi Gia Cát Lượng chết, Thục Hán đầu hàng Ngụy). “bát thiên nữ quỷ”, chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏).

Như vậy, dù Lưu Bị có được cả Long và Phượng thì vẫn không thể có được thiên hạ, khí thế nhà Hán 400 năm đã tận đó cũng là Ý trời. Chẳng phải “hợp lâu sẽ tan, tan lâu ắt sẽ hợp“, âu đó cũng là sự vần vũ của vũ trụ.

Nguyệt Hòa biên tập
Theo qulishi và dkn

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: