Tại sao một Vương triều tồn tại được 300 năm nhưng lại không được người đời nhớ tới?

1694454185323

Kể từ khi thiên cổ nhất đế Tần Thủy Hoàng hoàn thành việc thống nhất quốc gia, trong lịch sử Trung Quốc chỉ có khoảng 2/3 thời gian quốc gia ở trạng thái thống nhất. Trong các phần còn lại, anh hùng từ mọi nơi tranh nhau xuất hiện, mỗi người đều muốn trở thành nhân vật chính.

Tuy nhiên trong lịch sử cổ đại, ngoài những triều đại nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thì thời gian còn lại quốc gia đều không được thống nhất. Trước đó cũng có nhiều quốc gia được thành lập mà chúng ta không biết đến, ví dụ như sau thời kỳ Tây Tấn xuất hiện các nước Yên, Triệu và một số nước khác. Lãnh đạo của những nước này đã tự xưng vương hoặc xưng đế, mỗi người cai trị một phần lãnh thổ. Nhưng trong thời kỳ hỗn loạn này, có một triều đại không mấy ai để ý đến trong suốt hơn 300 năm, nhưng có một vị hoàng đế mà bạn chắc chắn biết, đó chính là Đoàn Hòa Dự, hay được người đời biết đến là Đoàn Dự.

16944543660061694454366006
Đoàn Dự (Nguồn: soundofhope)

Trong tiểu thuyết “Thiên Long Bát Bộ” của Kim Dung, Đoàn Dự là con của nguyên thái tử Đại Lý Đoàn Diên Khánh và trấn nam vương phi Đao Bạch Phượng. Ông là vương tử thứ 16 của nước Đại Lý. Đại Lý tồn tại gần như đồng thời với triều đại nhà Tống, thậm chí lịch sử lập quốc của họ còn sớm hơn triều đại nhà Tống. 

Tuy nhiên, sau khi nhà Tống mạnh mẽ thành lập, Đại Lý đã phải chịu khuất phục và tỏ lòng thành kính với triều đại nhà Tống, cúng nạp cho nhà Tống mỗi năm. Thậm chí, mỗi khi có sự thay đổi quyền lực ở Đại Lý đều cần phải được Hoàng đế nhà Tống thông qua. Có thể nói, Đại Lý hầu như là một tiểu quốc phụ thuộc vào triều đại nhà Tống, mọi hành động của họ đều bị sự kiểm soát chặt chẽ.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Tuy nhiên, đối với các vị Hoàng đế của Đại Lý, họ luôn không có tham vọng mở rộng lãnh thổ, điều này đã khiến cho họ tình nguyện làm chư hầu của các triều đại Trung Nguyên, và không bao giờ xâm nhập vào các thế lực xung quanh. Trong thời gian trị vì của Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự, Đại Lý gần như đạt đến đỉnh cao, là thời kỳ hoàng kim của toàn bộ vương triều Đại Lý. Điều này đã khiến cho Đại Lý mặc dù yếu đuối và vô danh vì quá nhỏ bé, nhưng hai người này lại được biết đến rộng rãi ở bên ngoài. 

Khi cháu trai của Đoàn Dự, Đoàn Trí Hưng lên ngôi, do tôn sùng Phật giáo nhiều hơn, trong thời gian trị vì, ông ít quan tâm đến quốc sự, chỉ lo đại tu chùa chiền, xây dựng tới 60 tự viện. Đối với một tiểu quốc như Đại Lý, điều này đã làm hao tổn quốc lực không ít. Mặc dù ông là một trong năm vị cao thủ võ lâm hàng đầu của thời đại, nhưng Đoàn Trí Hưng lại chính là một trong những người đẩy Đại Lý đến tận diệt.

16944546783411694454678341
Đoàn Trí Hưng (Nguồn: soundofhope)

Trong lịch sử, có nhiều tiểu quốc chỉ tồn tại trong khoảng chưa đầy 20 năm và đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, vương triều Đại Lý đã tồn tại một cách kỳ diệu trong hơn 300 năm. Vị trí địa lý của Đại Lý tương đối xa xôi, không phải là một vùng đất chiến lược quan trọng, điều này đã tạo điều kiện tự nhiên cho Đại Lý tồn tại ổn định. 

Tuy nhiên, thời gian yên bình cũng có giới hạn. Vào năm 1253, Hốt Tất Liệt phụng mệnh Đại Hãn Mông Kha chinh phạt Vân Nam, chiếm được Đại Lý, vốn không có sức mạnh quân sự mạnh mẽ. Sau đó, Vân Nam và các nơi khác được thành lập làm tỉnh Trung Thư, Đoàn Thị được phong làm tổng quản Đại Lý. Sau 314 năm tồn tại, triều đại này chính thức bị kỵ binh Mông Cổ tiêu diệt.

Lan Chi biên dịch

Nguồn: Secretchina (Quách Hiểu)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: