Tại sao ngày càng có nhiều thảm họa? cao tăng tiết lộ thiên cơ giúp thế nhân phá mê
Nhân gian là một xã hội mê, những sự tình phát sinh đều là có nguyên nhân, Kỷ Hiểu Lam, một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh, đã ghi lại một đoạn đối thoại sâu sắc trong “Kỷ Văn Đạt Công Bút Ký trích yếu”, cho thấy nguyên nhân và hậu quả của thảm họa.
Thời điểm khi ông cố của Kỷ Hiểu Lam là Nhuận Sinh Công ở Tương Dương đã gặp một vị tăng nhân, nghe nói người này ban đầu từng là thuộc hạ của Huệ Đăng Tương – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Minh.
Vị tăng nhân kể về những vụ cướp hồi đó rất chi tiết và cụ thể, mọi người nghe xong chỉ biết lắc đầu thở dài: “Đây là số kiếp mà thượng thiên đã an bài, rất khó tránh khỏi”.
Tuy nhiên, vị tăng nhân không đồng ý, nói rằng: “Theo như bần tăng thấy, thì đây đều hoàn toàn là do tự bản thân con người tạo ra. Ông Trời sẽ không vô cớ giáng họa xuống cho con người mà không có lý do.”
Tiếp nối nghiệp báo, từ giữa thời nhà Minh, các quan lại đều tham lam, bạo ngược, quý nhân lộng hành, độc đoán. Xã hội cũng trở nên xảo trá, xấu xa, lừa lọc, đạo đức giả, hành vi xấu xa, lộng hành. Vì thế, lòng dân khắp nơi oán hận vô tận.
Các vị Thần trên Thiên Thượng nhìn thấy tình trạng như vậy cũng vô cùng phẫn nộ. Ân oán tích tụ hơn 100 năm, một khi nó bùng lên thì ai có thể cản trở được.
Vị tăng nhân tiếp tục nói: những người chịu họa nhiều nhất trong cuộc hỗn loạn này đều là những người mà ngày thường hung hãn, xấu xa, tàn bạo. Đây có thể nói là ‘kiếp số’ được không?”
Còn nhớ trước đây, khi đó ông cũng là một trong những tên cường đạo. Có một lần bọn cướp bắt được con của một viên quan, họ bắt anh ta quỳ trước cửa lều, rồi ôm hôn vợ của anh ta rồi hỏi rằng: “Ngươi có dám nổi giận không?”
Anh ta sợ hãi dập đầu đáp: “Không dám”, tặc khấu lại hỏi: “Ngươi sẵn lòng hầu hạ chúng ta không?”, anh ta vội trả lời: “Sẵn lòng”. Do đó, tặc khấu đã nới lỏng dây trói để anh ta đứng một bên rót rượu.
Cảnh tượng này khiến nhiều người đi đường không khỏi thở dài. Khi đó, một ông già bị bắt làm tù binh đã nói: “Hôm nay tôi mới biết được nghiệp chướng quá rõ ràng! Hóa ra gia đình hoạn quan này, từ đời ông nội của anh ta, đã thường xuyên gạ gẫm và trêu ghẹo với vợ của người hầu. Nếu người hầu có chút không hài lòng, nhất định sẽ bị đάnһ nặng nề, rồi trói người hầu vào gốc cây, để cho anh ta nhìn vợ mình đang bị chủ nhân ôm ấp. Tuy nhiên, sự tàn bạo của cườnɡ һɑ̀ᴏ không chỉ có vậy, mà còn có những điều hung ác hơn nữa.”
Khi tăng nhân nói những lời này, tình cờ có một tên cường hào ở đó, nghe xong rất bất bình và nói: “Trên đời, cá lớn ăn cá bé, chim lớn săn chim nhỏ, sao Thần linh không nổi giận, mà con người chỉ làm chút việc xấu Thần linh đã liền nổi giận rồi?”
Nghe vậy, nhà sư quay đầu khinh thường nói: “Chim và cá là dã thú, con người cũng giống dã thú sao?”
Vị cường hào không nói nên lời và tức giận bỏ đi.
Ngày hôm sau, tên cường hào tập hợp một nhóm tay chân đến tu viện nơi vị tăng nhân ở để khiêu khích ông ta, cố gắng làm nhục vị cao tăng.
Không ngờ, vị tăng nhân đã thu dọn đồ đạc và đã rời đi rồi, chỉ nhìn thấy trên tường có dòng chữ: “Ngươi cũng không cần nói, ta cũng không cần nói, dưới lầu vắng không người, nhưng trên lầu còn có vầng trăng sáng tỏ”.
Đây có lẽ châm biếm thói xấu xa của tên hòa cường kia. Sau này, tên cường hào này cũng kết thúc bằng một gia đình tan vỡ, không có con nối dõi.
Có một câu tục ngữ: “Trồng dưa thì được dưa, trồng đầu thì được đậu”, thiện ác thiên lý đều có báo tương ứng, gieo thiện thì nhất định sẽ có thiện báo, gieo ác thì nhất định sẽ gặp ác báo, chỉ là nhân quả đến sớm hay muộn mà thôi.
Cuối cùng, chính sự tha hóa đạo đức của con người mới là nguyên nhân chính dẫn đến các thiên tai, thảm họa.
Phương pháp đối phó
Biết được nguyên nhân của các thảm họa, chúng ta dễ dàng tìm ra các biện pháp đối phó, tức là các cách để tránh các thảm họa.
Trong Tây Du Ký, huyện Phong Tiên đã ba năm hạn hán, không có thu hoạch, đời sống người dân rất khó khăn.
Tôn Ngộ Không đến gặp Ngọc Hoàng để tìm hiểu sự thật, nguyên nhân của thảm họa thiên tai này thực chất là do Quận chúa huyện Phong Tiên dẫn tới.
khi đang cúng bái Trời đất thì xảy ra mâu thuẫn với vợ, ông đã đạp đổ mâm
cỗ chay đang cúng cho chó ăn và thốt ra những lời lẽ tục tĩu, mạo phạm đến Ngọc Hoàng.
Quận chúa mắc tội Ngọc Hoàng đã giáng tội cho cả huyện. Người xưa vốn có đạo đức cao, hiểu rõ chân tướng, quận chúa huyện Phong Tiên đã ngay lập tức thừa nhận sai lầm của mình và cầu xin cách giải quyết. Tôn Ngộ Không đã nói với ông giải pháp: hãy trở về thành tâm hướng thiện, tỏ lòng thành kính với Thần Phật.
Quận chủ Phong Tiên lập tức thu xếp cúng bái Trời đất và Thần Phật, đồng thời thông báo cho dân chúng trong thành thắp hương niệm Phật.
Nhìn thấy sự thành tâm hối lỗi của cả Quận chúa và người dân trong huyện, Ngọc Hoàng ngay lập tức ban lệnh cho mưa xuống.
Hiện nay dưới con mắt của nhiều người, nghĩ rằng” “thắp hương bái Phật” là “mê tín phong kiến”. Nhưng đây mới thực sự là nhân tâm hướng thiện, khi đạo đức hồi thăng thì mới là phương cách tốt nhất giải quyết tận gốc các bệnh tật.
Tai họa vốn là do đạo đức của con người băng hoại mà dẫn đến, nếu con người nhận ra lỗi lầm của mình, thành tâm sửa chữa, sám hối, trong tâm thành kính Thần Phật, làm theo lời dạy của Thần Phật trở thành người tốt, đạo đức thăng hoa, thì hỏi thảm họa có tồn tại không?
Bệnh dịch cũng như thiên tai, tất cả đều có nguyên nhân, Trần Tuấn, một đạo sĩ cuối đời Đường, được đời sau tôn là “Lão Tổ” có nói: “Nguyên nhân cơ bản của đại dịch là thái độ của con người đối với thần linh và tương tự như vậy, thái độ của con người đối với các vị thần và Phật cũng xác định mức độ của bệnh dịch và thời gian nó kết thúc”.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Thanh Lạc)