Tại sao người xưa có câu: “Phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản gia đình ít”?
Trong văn hóa truyền thống, “Phong thủy” chiếm một vị trí rất quan trọng. Một số người có thể cười nhạo khi cho rằng đó là mê tín thời phong kiến. Nhưng trên thực tế, phong thủy cũng có cơ sở lý luận và giàu trí tuệ. Tuy nhiên, xã hội ngày nay nhiều người tin vào “thuyết vô thần” mà cho rằng những điều này là nhảm nhí.
Chẳng hạn, trong dân gian có câu nói: “một nghìn người làm việc không bằng một người ngủ”. Người không hiểu khi thoạt nghe có thể sẽ thắc mắc, tại sao nhiều người chăm chỉ làm như vậy mà không bằng một người đang nằm ngủ?
Câu này không ám chỉ giấc ngủ bình thường của con người. Có nghĩa là nếu tổ tiên có một nơi an táng tốt sẽ mang lại may mắn, phúc báo cho cả gia đình, để các thế hệ mai sau có sự nghiệp thành đạt, mọi việc suôn sẻ. Như vậy câu này sẽ dễ hiểu hơn, có nghĩa là dù có cả nghìn người làm việc thì phước lành cuối cùng cũng không bằng tổ tiên có một nơi chôn cất tốt. Tất nhiên, nơi chôn cất là quan trọng rồi, nhưng đạo đức của thế hệ tương lai còn quan trọng hơn.
Câu tục ngữ mà Vạn Điều Hay muốn giới thiệu đến độc giả hôm nay cũng có liên quan đến mồ mả, có phải là: “Phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản gia đình ít”?
Phần mộ sụp con cháu ít
Khi nói đến phần mộ, chúng ta phải nhắc đến Lễ hội Thanh Minh sắp tới. Đến ngày Thanh Minh con cháu sẽ luôn đến viếng mộ ông bà tổ tiên để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên. Con cháu sẽ làm một số công việc như quét dọn rác bẩn, dọn sạch một số cỏ dại, cây cối phù hợp để phần mộ của tổ tiên có khung cảnh trang nghiêm, không bừa bộn.
Nhưng nếu phần mộ mà bị lún xuống, nếu để lâu dần thì phần mộ sẽ không thấy nữa, nếu có hiện tượng này mọi người thường rất kiêng kỵ, vì điều đó có nghĩa là số lượng con cháu sẽ ít, thậm chí có thể không có con cháu. Đối với những ngôi mộ không có con cháu, đương nhiên sẽ không có người đến viếng mộ hay quét mộ, vì vậy theo thời gian, ngôi mộ sẽ dần dần nhỏ đi và thấp hơn, cho đến khi biến mất.
Cho nên những ngôi mộ mà thường bị lún xuống hoặc không cao như những ngôi mộ bình thường người ta sẽ đoán ngay là ngôi mộ này không có con cháu đến hoặc là đến rất ít.
Không có cỏ trên mộ, gia đình ít của cải
Còn câu “mộ không cỏ, gia đình ít của cải” có nghĩa là gì?
Theo lẽ thường, nếu trên mộ không có cỏ thì chẳng phải đã được thế hệ mai sau dọn dẹp sạch sẽ sao? Nhưng thực tế không phải vậy, nếu trên mộ không có cỏ mọc, thế hệ sau thường sẽ chọn cách dời mộ. Bởi nếu không có gì mọc lên trên mộ nghĩa là vận thế tài chính của gia đình sẽ rất nghèo nàn, cuộc sống cũng rất bấp bênh. Lúc này, thế hệ tương lai dù có cố gắng đến đâu cũng khó tạo nên sự khác biệt và họ sẽ chỉ sống một cuộc sống bình thường.
Theo quan niệm truyền thống nông nghiệp xưa của cha ông ta, cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào việc trồng lúa, trông cây ăn quả và trồng rau, tình trạng cỏ không mọc trên mộ này xảy ra là do đất ở nghĩa trang thiếu chất dinh dưỡng, điều này không những không mang lại sự giàu sang mà còn ảnh hưởng đến dân cư sống ở đó, môi trường đất không tốt sẽ khiến cây cối không phát triển, vì thế dân cư ở đó sẽ thấp, ít nam giới. Đây là lý do tại sao nếu trên mộ không có cỏ thì thế hệ tương lai thường sẽ di dời mộ đến nơi khác.
Cũng có cách lý giải khác là, do người xưa cho rằng “cỏ” là “củi”, “củi” là một từ đồng âm với “của cải”, nên người ta coi nhiều cỏ là giàu có hơn nên mọi người sẽ đặc biệt chú ý đến điều này. Một khi không có cỏ tức là của cải trong nhà sẽ ngày càng cạn kiệt.
Tất nhiên, sự thật cũng liên quan đến lòng hiếu thảo, bởi nếu mồ mả mà lõm, không được sửa chữa thì đó là dấu hiệu của sự thiếu chỉn chu, không chăm non của con cháu.
Trong cuộc sống đã có rất nhiều câu nói dân gian như vậy, và hầu hết nếu bạn nhớ kỹ ý nghĩa của chúng thì đều có cơ sở lý luận riêng và được xã hội ngày xưa chấp nhận.
Bạn có kinh nghiệm và sự hiểu biết của riêng mình về câu nói này không? Chào mừng bạn để lại lời nhắn bên dưới và chia sẻ nó với các độc giả.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Sát Phương)