Cổ nhân thường có cách nói về Ôn Thần. Trên thiên đình, Lôi Thần phụ trách trừng phạt cá nhân, trong khi Ôn Thần phụ trách hủy diệt cả một địa khu, thậm chí cả một quốc gia.
Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa,” Lữ Nhạc được phong làm “Ôn Dịch Hạo Thiên Đại Đế”, chịu trách nhiệm quản lý dịch bệnh, là thủy tổ của Ôn Thần. Năm người đệ tử của ông, bao gồm “Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung,” mỗi người chịu trách nhiệm ở một vị trí khác nhau, trong tay mỗi người nắm vô số quỷ dịch bệnh. “Phong Thần Diễn Nghĩa” mô tả về sự xuất hiện của Lữ Nhạc khi có yêu quái xuất hiện trên thế gian. Tiêu chuẩn đạo đức của con người đã không còn giống như người nữa, vì vậy, quỷ dịch bệnh sẽ được phái đi để xử lý nhân loại.
Vào Thế kỷ 19, ở phương Tây có một họa sĩ người Pháp tên là Jules Elie Delaunay”. Ông vẽ một bức tranh sơn dầu mang tên “The Plague in Rome” (đại dịch ở thành Rô-ma). Bối cảnh lịch sử của bức tranh là sự hy sinh vì Đạo của Thánh đồ Sebastian, mô tả một cảnh tượng như sau: Sau khi Sebastian tử vì Đạo, Thiên sứ đã xuất hiện và phái đi một hắc Thần, cầm thanh giáo tấn công vào những ngôi nhà nơi bệnh dịch sẽ xâm nhập. Trên đường phố, các bệnh nhân nằm la liệt.
Họ đã từng làm ngơ trước tội ác hay đã từng tiếp tay bức hại Thánh đồ, và giờ đây họ đang phải trả giá trong đau khổ. Nói cách khác, những người đã giúp vua Diocletian bức hại chính tín đều phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Thánh Thần.
Dường như cả phương Đông và phương Tây cổ đại đều coi rằng dịch bệnh không phải chỉ là việc của thế gian, nên khi bệnh dịch quét qua trái đất, con người bất lực để chống trả. Thiên thượng định sẵn kiếp số, con người không thể tránh khỏi.
Trời phạt ở phương Đông
Cổ nhân giảng “Thiên Nhân Cảm Ứng,” cho rằng không có tai hoạ nào là không có nguyên nhân. Trong lịch sử Trung Quốc, dịch bệnh thường xảy ra vào những năm cuối của các triều đại, trời đất phẫn nộ, lòng dân oan trái, tai hoạ liên tục xảy ra.
Cuối nhà Minh, dịch bệnh liên tục xuất hiện khắp nơi. Các tư liệu lịch sử ghi chép khung cảnh thảm khốc như “10 hộ chết 9, xác không ai chôn”, “một ngõ trăm hộ, gia đình chục người, không ai sống sót.”
Tại sao lại như vậy? Vào cuối triều đại nhà Minh, những thất bại cuối cùng cũng đã được hiển lộ: bề tôi lười biếng, quan viên hủ bại, tướng lĩnh trong quân và các bè phái địa phương thông đồng cấu kết với nhau để chiếm đất chiếm đồn điền, dân chúng phải chịu đủ mọi thiên tai nhân họa quấy nhiễu. Bản thân Sùng Trinh Đế cũng không thể cứu vãn vương triều Đại Minh sau khi bị đám hoạn quan và quyền thần làm loạn. Minh triều đại thế đã mất, vương triều kết thúc, đã thành định số.
Tuy phải đối mặt với đại họa nhưng con người vẫn có cơ hội tỉnh ngộ mà thoát chết. Chẳng hạn, Viên Sùng Hoán là một vị trung thần nhưng lại bị vu oan là kẻ phản quốc, rất nhiều người bị lừa dối, thậm chí tham gia vào việc bức hại ông. Tuy nhiên vẫn có những người đối lập, sáng suốt và thương tâm cho số phận của Viên Sùng Hoán, góp nhặt thi thể của ông rồi đem đi mai táng, dặn dò con cháu mai sau vẫn luôn tôn thờ vị tướng trung nghĩa. Hai thái độ khác nhau này sẽ dẫn đến số phận hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra, Thượng Đế trừng phạt con người là do trên thế gian có quá nhiều oan trái. Do đó có nhiều sử sách ghi chép, mỗi khi thảm họa từ trời giáng xuống, quan thần thường can gián vua chúa phải giải quyết oan sai, ban hành lệnh ân xá cho cả nước để thoát khỏi tai họa. Người xưa thường nói “nhân gian có kỳ oan, thiên địa có dị tượng”. Hiện nay, khắp Trung Quốc có rất nhiều dị tượng phát sinh, phải chăng là do Trung Quốc có nhiều vụ án oan trái?
Trời phạt phương Tây
Hãy nhìn lại những trận đại dịch trong lịch sử phương Tây. Đại dịch đa phần xảy ra ở những nơi tràn ngập tội lỗi, đạo đức suy đồi, tình dục bừa bãi, đồng tính luyến ái, phản bội thần linh. Hành động gian ác của con người khiến các vị Thần tức giận, Thượng Đế không còn cách nào khác ngoài việc giơ roi trừng phạt, đó chính là dịch bệnh. Ví như dịch hạch Justinian – không còn ai để chết, “cái chết Đen” ở châu Âu và đại dịch hạch London.
Các tôn giáo phương Tây cho rằng Thượng Đế đã dùng dịch bệnh để trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ làm trái với Thiên ý. Tuy nhiên, Thượng Đế có lòng kiên nhẫn lớn lao, Ngài luôn đợi con người hối cải, chờ đợi con người tỉnh ngộ, cho đến khi mọi thứ không thể cứu chữa được nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khiến ôn dịch bùng phát là do sự bức hại đối với tín đồ chính giáo. Năm 64 sau Công Nguyên, bạo chúa La Mã cổ đại Nero đã phát động cuộc đàn áp những người theo Cơ Đốc giáo. Ông từng ra lệnh ném một số lượng lớn các tín hữu vào đấu trường, quan chức La Mã cười lớn khi chứng kiến những người này bị thú dữ xé sống và cắn chết. Ông thậm chí còn buộc các tín hữu vào đống rơm, đốt họ thành đuốc làm sáng rực khu vườn, chiếu sáng cho buổi tiệc vui của bạo chúa.
Trước sự đàn áp tàn bạo của những người theo Cơ Đốc giáo, những người dân La Mã thời bấy giờ vẫn không khởi lòng thương xót. Ngược lại, họ thậm chí còn vỗ tay tán thưởng, đánh mất lương tâm của mình.
Trong hàng trăm năm, có 10 Hoàng đế La Mã tham gia vào cuộc đàn áp đối với những người theo Cơ Đốc giáo. Lịch sử ghi chép có tổng cộng 4 đợt dịch lớn và các đợt dịch bệnh nhỏ xảy ra liên tục. Những đợt dịch bệnh lớn nhỏ này đã cướp đi hơn một nửa dân số của Đế quốc La Mã, ước tính khoảng 60-80 triệu người.
Ôn dịch có mắt
Có một điều kỳ lạ là trong thời kỳ dịch bệnh lan rộng, virus dường như có mắt. Những người cố gắng hết sức để khỏi bị truyền nhiễm nhưng vẫn khó thoát khỏi cái chết; ngược lại, có những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, thậm chí ôm chặt người thân đã chết nhưng lại hoàn toàn không bị nhiễm bệnh. Dường như có một bàn tay bí ẩn đang chỉ đạo tất cả những điều này.
Khi nói về đại dịch ở cuối triều Minh, chỉ có quân Minh bị nhiễm bệnh mà chết. Sử cũ ghi chép, vào cuối triều đại nhà Minh, gần 60% dân số ở kinh đô đã chết vì bệnh dịch. Lúc này cả kinh thành chỉ còn sót lại 50.000 hộ gia đình và 230.000 hộ gia đình ở Tô Châu, tổng cộng có hơn một nửa dân số cả nước đã bị tử vong.
Tuy nhiên, điều khiến người ta phải kinh ngạc và khó hiểu, đó là khi đại quân Lý Tự Thành đánh vào thành Bắc Kinh lại không hề bị lây nhiễm dịch bệnh. Năm 1644, Thuận Trị xưng đế, tuyên bố kết thúc vương triều Đại Minh, ôn dịch từng tàn phá trong nhiều năm cũng đột nhiên biến mất không còn dấu vết.
Nhìn vào phương Tây, trong Đại dịch La Mã, đối với những người tham gia vào cuộc đàn áp người Cơ Đốc giáo, không có gì ngạc nhiên khi họ đều mất mạng trong đại dịch, trong khi các Kitô hữu lại có hệ miễn dịch vượt trội so với người bình thường. Một nhà sử học trải qua đại dịch thứ tư đã viết như sau: “Có những người sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh, thậm chí tiếp xúc với những người đã chết, nhưng họ hoàn toàn không bị nhiễm bệnh. Bất kể họ làm gì, họ vẫn sống sót.”
Trong cuộc đối đầu giữa loài người và dịch bệnh, con người đã sử dụng mọi trí tuệ và biện pháp có thể, nhưng vẫn không thể đánh bại được dịch bệnh. Cuối cùng, dịch bệnh đến rồi đi, không để lại dấu vết. Xét cho cùng, nếu dịch bệnh là một hình phạt của Thượng Đế đối với con người, đó đều là do lòng người bại hoại, đạo đức suy đồi, sỉ nhục Thần Thánh và đàn áp những người chính tín.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Soundofhope (Vương Nghệ Văn)