Blog
Tại sao “Quân tử hiểu mệnh, không đoán mệnh”? 10 quy luật giúp thấu hiểu cuộc sống
Cuộc đời con người, thiên tai nhân họa không thể đoán trước, yêu hận biệt ly cũng không phải do con người định đoạt.
Cuộc sống không hề dễ dàng, nhưng ai cũng mong được sống một cuộc đời hạnh phúc gặp nhiều may mắn. Vậy hạnh phúc là gì? Sống trong các tòa nhà cao sang, mỗi ngày ăn sơn hào hải vị, con người vẫn có thể không hài lòng.
Trong “Thái căn đàm” của Hồng Ứng Minh vào cuối triều nhà Minh. Tác giả lấy vị của rau để ví với vị cuộc đời: “Củ rau thường có vị đắng, người bình thường thử một chút là vứt đi. Ta thấy tiếc nên đã ngâm những củ rau này thành dưa chua. Sở dĩ rau của ta ngon là bởi vì ta biết, mỹ vị không thể gấp gáp mà được”.
Một điều tốt là không thể vội vàng. Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Mọi việc đều thông suốt, tâm khí hòa bình” ý nói đến phúc khí an ổn. Hạnh phúc lớn nhất của một người, là không có gì phải lo lắng và tâm hồn thanh thản.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nói một cách đơn giản, “đa nghi là họa, ít việc là phúc”. Phúc lớn nhất của đời người không gì bằng là thanh nhàn vô sự, còn hoạ lớn nhất thì chẳng gì bằng là lòng nhiều nghi kị. Chỉ có người ngày ngày bận rộn lao khổ, mới biết hạnh phúc của sự thanh nhàn; chỉ có người tâm bình khí hoà, mới biết tai hại của sự đa nghi. Người hiện đại thường nói xem nhẹ, buông xuống, cũng có lẽ là ý tứ này.
Bạn có hạnh phúc không? Số phận của bạn thế nào? Hãy thử nghiệm đi, khi bạn chỉ có một mình, nếu bạn có thể cảm thấy bình tĩnh và yên bình, bạn sẽ là người hạnh phúc nhất trên thế giới, số phận của bạn sẽ không tồi tệ. Hỏi có bao nhiêu người làm được? Không chỉ củi, gạo, dầu, muối, mà còn là quan hệ bà con, bạn bè, làng xóm, cũng như quyền thế, tiền tài; hơn nữa còn tình yêu ghen tị phiền muộn, chuyện nào cũng bảy tám phần, trăm móng vuốt cào xé tim gan người ta.
“Thái Căn Đàm” còn nói: “Phúc mạc phúc vu thiểu sự, họa mạc họa vu đa tâm”, ý rằng có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc đa nghi nhiều hay ít. Luận phúc khí, không có gì hạnh phúc hơn là không có gì phiền lòng; Nói về tai họa, không có gì có hại hơn suy nghĩ lung tung.
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, có 10 quy luật giúp thế hệ tương lai hiểu được thế nào là tâm thái bình an, tâm tính tốt thì vận mệnh tốt.
1. Nước chảy không tranh ngôi đầu
Lão Tử nói: “Nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành”, nước vô hình, thuận theo xu thế. Sức người có thể san bằng núi sông nhưng không thể làm nước ngừng chảy. “Không tranh ngôi đầu” không phải là không cầu tiến, mà là tôn trọng quy luật tự nhiên, không phá hủy sự cân bằng, không vì nhỏ mất lớn, đánh mất chính mình.
Làm việc không thể vội vàng nhất thời, mà phải bình tâm xuống, nhìn vào thực tế. Cũng giống như nước chảy, nước chảy từ từ, không tranh giành mà tích lũy sức lực từng chút một. Một dòng nước chảy dài để chờ đợi đến khi vỡ tung. Kinh nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm để có được sự tích lũy phong phú. Trí tuệ không phải một sớm một chiều mà có, suy nghĩ thấu đáo mới có thể từng bước tiến lên, có tuệ giác phát hiện ra những điều rất nhỏ mới đủ sức một kích mà phá.
2. Nhiều tham dục thì mất đi lý trí
Những người có quá nhiều ham muốn, họ sẽ tương ứng thiếu trí tuệ và tâm linh. Người có nhiều tham dục sẽ bị mê muội mất đi lý trí, tham lam ham muốn quá nhiều thì hại thân.
Người tham tiền, tham quyền, ham mê sắc ở đời không có người nào là không bị mất lý trí, mất lý trí đó là khởi đầu của tai họa.
Nếu một người không coi trọng sự nghiệp và tu dưỡng bản thân, không biết kiềm chế dục vọng thì bất cứ lúc nào cũng có thể rơi vào nguy hiểm. Người không tự chủ thì không đủ tư cách nói chuyện đời
3. Quân tử hiểu mệnh, không đoán mệnh
Vạn sự vạn vật, có thời, có vận, có thế.
“Thời” là đúng thời, có thời cơ, nếu có thời mà vận chưa tới thì tất yếu thất bại. “Vận” là sự phối hợp của thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ba thứ không hòa hợp, vận tự nhiên bất động, vận không khởi động, con người cũng bị rơi vào nguy khốn. “Thế” chính là chênh lệch tình thế, thế chênh lệch càng lớn thì năng lượng càng lớn, giống như thác nước ào ào. Ba điều này hợp chung với nhau gọi là “mệnh”.
Khổng Tử nói: “Không biết mệnh thì không thể làm quân tử”. Biết mệnh, trước hết là biết “mệnh mình”, tức là biết cách đi đứng, hành xử trong cõi làm người này. Thứ hai là, biết “Thiên mệnh”, sau khi trải qua thăng trầm của cuộc đời mới hiểu được đạo của Trời Đất, từ đó có thể thuận theo mệnh Trời.
Một người sau khi biết mệnh của mình, trong lòng không chút nghi ngờ, có thể bình tĩnh tiếp nhận mọi chuyện, tự nhiên không cần đoán mệnh nữa.
4. Con người có trăm ngàn tính toán, không bằng trời tính một lần
Có lẽ, trong lòng mỗi người đều có một cái bàn tính nhỏ, tính toán lợi ích của mình, rồi tính toán cho người khác. Con người có trăm tính, nghìn tính, tính tới tính lui cũng không bằng Trời tính.
Vậy Trời tính như thế nào? Chính là tính “đức” của mỗi người. Trời đất không có tình riêng, duy chỉ có đức là thân, nếu tích được chút đức thì gieo được chút phước.
Người thiện, người ác, Trời không ác; người ác, người sợ, Trời không sợ. Người có thiện niệm thì Trời phù hộ, người có lòng trung hậu thì phúc sẽ theo.
5. Tình người trong thế gian luôn biến đổi
Tình đời coi ấm lạnh, tình đời tranh cao thấp. Tình người thế gian trở nên ấm hay lạnh là tùy theo hoàn cảnh, khuôn mặt của đối phương trở nên ấm hay lạnh tùy theo địa vị của người kia.
Đó là trạng thái bình thường của thế nhân. Nhận thức được điều này, chúng ta nên xem nhẹ những thay đổi trong tình cảm con người. Khi bực bội, khi không được coi trọng, bạn không cần phải mắng người; Khi được săn đón, cũng không cần tự mãn, cần giữ lại một chút thanh tỉnh.
Đối xử với mọi người bằng sự chân thành và nhìn mọi người bằng bản chất thật của mình, điều này nhất định phải nghiêm túc. Còn đối phương có chân thành hay không, không cần phải quá nghiêm trọng; coi nó quá nghiêm trọng người thiệt là bản thân mình.
6. Cây thẳng bị đốn trước, giếng ngọt thì cạn đầu tiên
Những cây thẳng và cao thường là những cây đầu tiên bị đốn hạ, và những cái giếng ngọt ngào thường là những cái đầu tiên khô cạn. Cây đẹp trong rừng sẽ bị gió phá hủy, người giỏi giang và nổi trội sẽ bị người khác ghét bỏ.
Tâm lý “không nhìn thấy người khác tốt” là một biểu hiện của cảm xúc ghen tuông của con người, cũng là một loại tâm lý phổ biến của con người.
Vì vậy, nếu một người có tài là điều tốt, nhưng đừng khoe khoang và tỏ ra sắc sảo. Dựa vào tài năng và kiêu ngạo chỉ thể hiện sự nông cạn của bản thân, và nó cũng sẽ mang lại tai họa cho chính mình.
7. Trung hòa là phúc, cực đoan là họa
Những ai có tâm tình ôn hòa và cư xử điều độ, người như vậy là có phúc; còn những người có tính cách cực đoan và bướng bỉnh thường có cuộc sống không thuận lợi, thậm chí còn gây ra tai họa.
Khi Tăng Quốc Phiên là thống đốc của Lưỡng Giang, có một người đã tiến cử một số nhân tài cho ông, một trong số đó là Lưu Tích Hồng. Lưu Tích Hồng văn chương rất tốt, có thể viết ngàn chữ, giỏi nói chuyện thiên hạ, lúc ấy rất có danh tiếng.
Sau khi tiếp kiến, Tăng Quốc Phiên cho rằng Lưu Tích Hồng “tràn đầy bất bình”, chỉ sợ không thể lâu dài.
Không lâu sau, Lưu Tích Hồng với tư cách phó sứ, theo Quách Tung Đào đi sứ các nước phương Tây, hai người đã bất đồng quan điểm.
Lưu Tích Hồng viết thư cho triều đình, nói Quách Tung Đào dẫn tiểu thiếp ra nước ngoài, cùng người nước ngoài lui tới thân thiết, làm nhục hình tượng quốc gia. Quách Tung Đào cũng viết thư cho triều đình, nói Lưu Tích Hồng trộm đồng hồ của người nước ngoài.
Lúc ấy người phụ trách giải quyết mâu thuẫn giữa hai người là Lý Hồng Chương, có quan hệ mật thiết với Quách Tung Đào, vì thế rút Lưu Tích Hồng về, về sau không cho làm phó sứ nữa.
Lưu Tích Hồng đối với việc này thập phần oán hận, dâng thư lên Hoàng đế, liệt kê Lý Hồng Chương có mười tội đáng giết. Lúc ấy triều đình đang dựa vào Lý Hồng Chương làm ngoại giao, không để ý tới Lưu Tích Hồng.
Lưu Tích Hồng tức giận đến mức trở nên cực đoan hơn, thường nói năng thô lỗ với mọi người, khiến cho cả đồng hương cũng tránh xa. Lưu Tích Hồng thiết lập yến tiệc mời khách, thế nhưng không có ai đến dự, không lâu sau u buồn mà chết.
8. Ít chuyện là phúc, đa nghi chiêu mời họa
Có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc đa nghi nhiều hay ít. Hạnh phúc lớn nhất của một người là không có gì phiền lòng, và bất hạnh của một người không có gì khủng khiếp hơn là đa nghi.
Nguyên nhân gốc rễ của thị phi thường nằm ở sự đa tâm của con người, đa tâm không có lợi cho việc giao tiếp và hòa thuận với nhau.
Chỉ có người ngày ngày bận rộn lao khổ, mới biết hạnh phúc của sự thanh nhàn; chỉ có người tâm bình khí hoà, mới biết tai hại của sự đa nghi.
9. Hiện thực không tách rời với ảo mộng, cao thượng không tách rời với trần tục.
Hiện thực và ảo mộng, cao thượng và thô tục đều là tương đối. Đời như mộng, mộng cũng như đời, mộng cũng là đời. Mặc dù “giấc mộng vàng”, “giấc mơ của kẻ ngốc”, “mơ mộng” vẫn thường bị người đời đùa giỡn, nhưng ông Trời lại chia ngày thành ngày và đêm, để chúng ta có một nửa ở cõi thực, một nửa ở cõi mộng.
Hoa sen mọc từ bùn lên, tao nhã mà phàm tục, phàm tục mà tao nhã. Đừng nhìn các vấn đề một cách trắng đen, mà hãy hiểu nguyên lý tương sinh tương khắc.
10. Học nói hai năm, học im lặng cả đời
Cổ nhân nói: “Nói nhiều là bệnh thứ nhất của đời người, động không bằng tĩnh, nói nhiều không bằng im lặng”.
Đa phần, chúng ta càng nói nhiều, chúng ta càng xa nhau và càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong giao tiếp, hầu hết mọi người luôn háo hức thể hiện bản thân, vội vàng tranh nhau nói mà thực sự không hiểu nhau chút nào. Vì vậy, nếu bạn không có gì để nói thì đừng nói.
Những người ba hoa thao thao bất tuyệt đôi khi không phải là người có thể tỏa sáng. Ngược lại những người im lặng không nói lại ẩn chứa trong tâm những suy nghĩ cao thâm khó lường.
Từ 10 quy luật trên mà ngẫm, con người sống một đời, quang minh lỗi lạc, tâm địa thẳng thắn, không lo được lo mất. Với tâm tính như vậy, hành vi tự nhiên không khiêu khích và không gây phiền hà. Nhỏ như một người, lớn như một đất nước, đây là con đường dẫn đến hạnh phúc.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Secretchina