Tại sao Tôn Ngộ Không lại giấu gậy như ý ở tai

untitled-1-20

Mọi người đều biết trên đường đi lấy kinh, binh khí Tôn Ngộ Không sử dụng nhiều nhất chính là cây gậy như ý. Trên đường phò Đường Tăng đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không đã diệt trừ được biết bao nhiêu yêu quái, cho dù lên tới Thiên Đình hay xuống tới địa ngục, Tôn Ngộ Không cũng chưa bao giờ rời xa cây gậy như ý của mình.

Những lúc đánh nhau với yêu tinh, cây gậy như ý phát huy sức mạnh thần kì làm người xem vô cùng thích thú. Tuy nhiên, trong một số tập phim cây gậy đã bị yêu quái cướp mất, sau đó sức mạnh của Tôn Ngộ Không đã bị giảm đi rất nhiều, Tôn Ngộ Không chỉ còn cách lên trời cầu xin sự giúp đỡ của các vị thần tiên.

Đầu tiên, cây gậy như ý là một cây gậy không giống với các cây gậy thông thường, nó do Thái Thượng Lão Quân tôi luyện thành. Chúng ta đều biết Thái Thượng Lão Quân vốn có một lò luyện đơn vạn năng, rất nhiều bảo bối trên thiên giới đều từ đây mà ra, cây gậy thần kỳ của Tôn Ngộ Không cũng là một trong những “tuyệt tác” của Thái Thượng Lão Quân. Vào thời kì Đại Vũ (Hạ Vũ) trị thủy, cây gậy này đã phát huy tác dụng to lớn trong vai trò làm thước đo độ sâu của nước, sau đó đã trở thành báu vật chấn cung ở Đông Hải Long Cung.

Một bảo khí như vậy lại được Ngộ Không giấu ở tai, theo phỏng đoán thì có 2 cách lý giải như sau

Cách thứ nhất, thời xưa, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành, mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, cuối cùng là tai tương ứng với thủy. Nói như thế này là các bạn đã có thể thấy rất rõ, gậy như ý là Định hải thần châm, là mệnh thủy, vì thế phải để vào nơi là thủy như thế mới thuận theo tự nhiên.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Cách thứ 2, có lẽ do tác giả Ngô Thừa Ân khi viết truyện Tây Du Ký đã biến tấu dựa trên những câu chuyện dân gian. Với những ai đã từng nhìn thấy con khỉ đều biết, khỉ rất thích vò đầu bứt tai, đây là một động tác đặc trưng của loài khỉ, vì thế các nghệ nhân dân gian đã bố trí nơi cất cây gậy như ý vào tai là thể hiện đúng bản sắc riêng của ‘con khỉ đá’ Tôn Ngộ Không

Lại nói về các binh khí trong Tây Du Ký, gậy như ý của Tôn Ngộ Không có sức nặng là 13.500 cân, trong khi đó binh khí của Bát Giới và Sa Tăng đều nặng 5.048 cân. Chúng ta chỉ biết rằng 3 loại binh khí này rất nặng, nhưng ý nghĩa của những con số thì quả thực rất ít người biết.

Người xưa viết sách, rất coi trọng việc dùng ẩn ý, ngụ ý để nói lên những nội hàm thâm sâu. Đặc biệt, trong “Tây Du Ký”, Ngô Thừa Ân đã sử dụng không ít những con số ẩn dụ như thế. Chúng đều mang theo những ý nghĩa triết học nhất định.

1. Gậy Như Ý (Kim Cô Bổng) có số cân nặng bằng số lần hít thở của một người trong 1 ngày

Ngô Thừa Ân dường như có sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với đạo sĩ Trương Bá Thụy. Trong tác phẩm của mình, ông đã nhiều lần liệt kê lại thi từ của Trương đạo sĩ.

Trương Bá Thụy có viết một quyển sách mang tên “Kim đan” 400 chữ, trong đó có câu “Đại tắc nhất nhật kết nhất vạn tam thiên ngũ bách tức chi thai, tiểu tắc thập nhị thì hành bát vạn tứ thiên lý chi khí” – ý là một người mỗi ngày hít thở dài là 13.500 lần, thở ngắn thì là 84.000 lần.

Trong “Tây Du Ký”, tác giả đã chọn con số này làm sức nặng của Kim Cô Bổng, với ngụ ý Tôn Ngộ Không là “Tâm vượn”, nên cần không ngừng tôi luyện.

Kim cô bổng có tên đầy đủ là “Như Ý Kim Cô Bổng”, nhũ danh là “Linh Dương Bổng”, biệt danh là “Định Hải Thần Trân Thiết”. Gọi là gậy Như Ý, chính là tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.

Còn vì sao gọi là “Định Hải Thần Trân Thiết”? Ý chính là tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố.

2. Sức nặng binh khí của Trư Bát Giới, Sa Tăng đều là 5.048 cân

Binh khí của Trư Bát Giới và Sa Tăng cùng trọng lượng là 5.048 cân. Số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng là 5.048 cuốn. Số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày phải gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5.048 ngày.

Đây lẽ nào lại là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hiển nhiên không phải, mà chính là ngụ ý rằng Trư Bát Giới và Sa Tăng đã nhờ vào sự cần cù miệt mài của mình mà đạt được thành quả.

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: