Blog
Tên trộm báo đáp ân nhân bằng mảnh đất phong thủy, con cháu đỗ đạt cao
Lòng nhân ái và sự tha thứ có thể thay đổi vận mệnh của một cá nhân, mở ra tương lai tương sáng cho rất nhiều người. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu chuyện này.
Vào triều Minh, ở tỉnh Sơn Tây có một người đàn ông tên Trần Ông, nhà nghèo, sống bằng nghề dạy học, tuổi đã ngoài 40 mà không có con trai. Qua nhiều năm, ông đã tích góp được một số tiền lên tới bốn, năm chục lượng bạc. Ông đem chúng đi nấu chảy thành mười thỏi bạc, mỗi đêm chong đèn và vuốt ve từng thỏi bạc để giải trí. Vợ ông thường chế giễu nhưng ông không để tâm.
Trong làng có người thanh niên A, cùng chung dòng họ với Trần Ông, gia cảnh khó khăn và không thể tự nuôi sống bản thân. A biết gia đình Trần Ông có tiền tiết kiệm, anh từng leo lên cửa sổ nhìn trộm và định lấy khối bạc nhưng lại không có cơ hội. Một đêm, khi vợ Trần Ông mở cửa đi vệ sinh, A đã lẻn vào nhà. Anh ta đã biết rõ khối bạc được giấu dưới tấm chăn nên đã đưa tay mò mẫm trong bóng tối.
Mặc dù Trần Ông đã nằm trên giường nhưng ông vẫn chưa ngủ sâu, cảm thấy như có người sờ soạng nên đã thắp đèn từ lò sưởi và nhìn thấy A, ông kinh ngạc và nhanh chóng tắt đèn, nói nhỏ: “Cậu làm gì vậy? Dám làm chuyện xấu như vậy, thật khiến gia tộc mất mặt!” A hoảng sợ và xấu hổ, bèn nói: “Sắp hết năm rồi, trời đói rét quá, con thực sự không còn cách nào khác nên mới phải làm chuyện tồi tệ này”. Trần Ông nói: “Được, lần này ta sẽ tha thứ cho con.” Sau đó, ông đưa toàn bộ khối bạc mà mình đã dành dụm và nói với A: “Hãy mau về nhà và tự lo cho bản thân, lần này ta sẽ không nói với ai rằng con đã trộm cắp tiền của ta.” A không kịp cảm tạ, nhanh chóng cầm lấy khối bạc và vội vàng rời đi.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Sau đó, Trần Ông hét lớn: “Có trộm!” Nghe thấy tiếng hét, vợ ông vội vàng quay trở lại và hỏi: “Có chuyện gì vậy?” Trần Ông nói: “Vừa rồi có kẻ trộm lẻn vào nhà, hắn hoảng sợ và bỏ chạy rồi, không biết có bị mất đồ gì không?” Ông kêu vợ mang đèn đi kiểm tra. Vợ ông phát hiện tất cả số tiền dành dụm đã biến mất nên cảm thấy rất buồn. Trần Ông an ủi vợ mình, nói: “Tiền bạc được hay mất đều là do duyên số.” Thời điểm đó Trần Ông cũng đang đau buồn vì không có người nối dõi, tuy nhiên sau sự việc này, vợ ông bất ngờ mang thai, liên tiếp sinh ra mấy người con trai, gia đình cũng dần dần trở nên giàu có.
Sau khi có được khối bạc, anh A cần cù tiết kiệm, kinh doanh khá giả, mua được ruộng đất và cưới được người vợ đức hạnh. Anh thường kể lại chuyện xưa cho vợ nghe, muốn báo đáp cho Trần Ông nhưng mãi chưa có cơ hội. Một năm nọ, đến mùa thu hoạch, để đề phòng bọn trộm lúa nên A thường dậy vào ban đêm để đi tuần tra. Lúc đó trăng sáng rực rỡ như ban ngày, anh thấy hai người đang vội vã đi qua con đường nhỏ trong ruộng. A tưởng họ đến trộm lúa nên ráng nín thở để kiểm tra. Hai người ấy thì thầm bàn tán, một người nói: “Ở đây này.” Người kia đáp: “Không đúng không đúng, theo suy đoán của tôi thì phải là chỗ này chứ không phải chỗ đó, nếu anh không tin thì cứ cắm một cành cây ở đây, sau mười ngày nếu cành cây không héo thì có thể xác minh được.” Người kia nói: “Được.” Sau đó, họ bẻ gãy một cành cây và cắm xuống đất rồi rời đi.
A phát hiện hai người này là thầy phong thủy đang tìm kiếm một mảnh đất tốt. Anh vội vàng tìm đến nơi mà họ đã cắm cành cây, đó chính là mảnh đất mà anh mới mua. A quan sát thật kỹ và đúng như dự đoán, sau mười ngày mà cành cây không héo. A vui mừng khôn xiết, chạy về nhà thảo luận với vợ, dự định nếu mai này người thân qua đời thì có thể chôn cất ở đây. Vợ anh ngăn cản và nói: “Chúng ta là thường dân, nếu đột nhiên có được một nơi an táng có địa khí tốt, e rằng công đức không đủ, khó mà chịu nỗi. Anh thường nói muốn trả ơn đại ân của Trần Ông, nghe nói nơi an táng người thân của Trần Ông không tốt, muốn tìm cách để dời đi, tốt hơn là hãy tặng ông ấy mảnh đất này, người thân của chúng ta chôn đất bên cạnh là được.” A nói: “Em nói rất đúng, nhưng Trần Ông là một vị trưởng lão trung hậu, nếu nói đây là lễ vật thì ông ấy nhất định không nhận, phải làm sao đây?”
Hai vợ chồng suy nghĩ hồi lâu, đột nhiên A nhảy lên, vỗ lưng vợ và cười nói: “Anh có cách rồi. Lúc trước Trần Ông chôn cất người thân, đào hầm không sâu, anh đã tận mắt nhìn thấy. Đợi tối khuya tĩnh lặng, chúng ta lén chuyển mộ cho ông ấy, sau đó lấp lại hố cũ, không để Trần Ông biết, vậy là xong rồi phải không?” Vợ anh nói: “Được!” Sau đó họ làm theo kế hoạch và Trần Ông vẫn không hay biết gì.
Một năm sau, Trần Ông có cháu trai, đặt tên là Trần Kính. Sau đó, hoàng đế Thuận Chí ban cho chữ “Đình” và đổi tên thành Trần Đình Kính. Quả nhiên Trần Đình Kính học giỏi từ nhỏ, hai mươi tuổi đỗ tiến sĩ, được phong làm Thứ Cát Sĩ, làm kiểm thảo trong Viện Bí Thư, từng giảng dạy cho hoàng đế Khang Hy. Năm thứ 14 Khang Hy (1675), ông được thăng chức thành học sĩ nội giám, quan giảng viện kinh nghiệm, tỳ thiếu Lễ Bộ, từng giữ chức Tả Đô Dự Sử, Thục Hộ Viện Thượng Thư. Năm thứ 42 Khang Hy (1703), ông được phong chức Đại học sĩ Văn Uyên Ủy, Thị Bộ Thượng Thư, đảm nhiệm chức vụ tổng tu sửa “Từ điển Khang Hy”. Tháng tư năm thứ 51 Khang Hy, ông qua đời, thọ 75 tuổi, được phong danh hiệu Văn Trinh.
Khi Trần Ông tròn 100 tuổi, ông vẫn còn khỏe mạnh. Lễ tế mùa xuân và mùa thu hàng năm vẫn được tổ chức trong ngôi mộ cũ, các thầy phong thủy và thuật gia từng nhìn qua khu mộ này đều nói rằng, nếu để mộ ở đây thì tài lộc của con cháu sẽ không tốt. Có người gợi ý cho Trần Ông, nói rằng A có một mảnh đất rất tốt, nếu muốn chuyển mộ thì đó là nơi lý tưởng nhất. Trần Ông cũng rất muốn có nó, nhưng vì chuyện trước đây sợ rằng A sẽ phiền lòng, xấu hổ nên chỉ có thể chọn một số địa điểm khác nhưng không có chỗ nào vừa ý. Không còn cách nào khác, ông đành nhờ người đến hỏi ý anh A, A bèn cười nói: “Nếu vậy thì tốt quá, thực ra chúng tôi đã di chuyển mộ gia đình Trần Ông qua đây từ lâu lắm rồi.”
Sau đó, A tường thuật lại toàn bộ câu chuyện cho người kia nghe và nhờ họ chuyển tin cho Trần Ông. Trần Ông rất biết ơn và đi thẳng đến nhà A để cảm tạ, ngoài ra còn tặng A một số tiền lớn nhưng anh A từ chối. Sau đó ông mời chuyên gia phong thủy đến để kiểm tra, họ đều nói rằng đó là một mảnh đất tốt. Vì vậy họ đã tiến hành dùng đá để lát mộ, không gian trở nên trang trọng hơn. Chỉ trong vài năm, Trần Đình Kính cháu ông đã được bổ nhiệm làm Đại học sĩ Văn Uyên Ủy, Thị Bộ Thượng Thư đúng như dự đoán của các chuyên gia phong thủy.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: epochtimes (Cổ Dung)