Thành tựu lớn nhất của đời người không phải tài lộc hay danh vọng: Mà là một gia đình hạnh phúc!

untitled-15

Người xưa có câu: “Gia hòa thì vạn sự hưng”, cha mẹ sống yêu thương nhau, anh em hòa thuận, vợ chồng tương kính lẫn nhau,… gia đình sớm muộn rồi cũng giàu sang phú quý. Con người dù giàu sang đến mấy, danh vọng có lớn đến đâu, nhưng gia đình bất hòa thì cũng không thể coi là thành công, bởi thành công của một người thường gắn liền với hạnh phúc gia đình.

Trong một gia đình, thì điều cần thiết nhất đó chính là “không khí hài hòa” giữa mọi người trong nhà với nhau. Người lớn trong nhà trở thành hình mẫu lí tưởng để con cháu noi theo, cha mẹ và ông bà chăm làm việc tốt, tích đức hành thiện, thì con cháu sẽ học được cách yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh.

untitled 17922untitled 17922

Nếu mỗi thành viên trong nhà đều học được cách chung sống hòa thuận, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, thì dù cho núi Thái Sơn có sập, gia đình đó cũng không thể rung đổ.

Con người đến độ tuổi trung niên, rất cần một gia đình hòa thuận

Khổng Tử đã từng nói câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, muốn làm nên nghiệp lớn thì trước hết phải tu cái thân mình, gia đình hòa thuận, hạnh phúc thì mọi điều cũng sẽ theo đó mà trở nên thuận lợi.

Điều quý giá nhất để lại cho thế hệ con cháu mai sau là gì? Có một đáp án vô cùng hay, nhận được rất nhiều sự khen ngợi, đó chính là: Một gia đình hòa thuận, có nề nếp và gia giáo đoan chính. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì tổ tiên để lại tiền tài thì con cháu cũng tiêu hết, để lại danh tiếng thì cũng mai một theo thời gian, duy chỉ có để lại gia phong truyền thống tốt đẹp, những đức tính cao quý, tổ tiên không ngừng tích Đức truyền lại cho con cháu đời sau, đó mới thực sự là ‘tài sản’ vô giá nhất.

photo 2021 10 25 13 53 09photo 2021 10 25 13 53 09
Nguồn: Facebook Tít Bông

Khi con người đến một độ tuổi nhất định, điều họ cần nhất không phải là tiền tài hay danh vọng. Tiền nhiều, danh vọng lớn, nhưng trong tâm không có bến đỗ bình yên thì cũng vô cùng bất hạnh. Người đến độ tuổi trung niên, điều họ mong chờ nhất chính là mái ấm yêu thương, nơi có thể trở về sau chặng đường dài, là nơi luôn có những người yêu thương ta vô điều kiện.

Bên cạnh tôi thường có rất nhiều người thường xuyên phàn nàn, họ than thở rằng cuộc sống của họ không tốt, mối quan hệ trong gia đình và xung quanh thường quá tệ, từ đó khiến tâm tình của họ luôn rối bời,… họ luôn ấm ức và tự hỏi “Vì sao những chuyện phiền phức này luôn xảy đến với mình?”.

Sống ở đời chúng ta cần phải biết rằng, muốn nhìn xem cuộc sống của một người có tốt hay không, hãy nhìn vào không khí trong gia đình của họ.

Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vả, thường là do oán hận và bất bình. Gia đình hòa thuận thì mới có thể sinh hòa khí, sinh tài lộc. Nếu như ngày nào cũng cãi nhau xùm lum, ngày nào cũng có mâu thuẫn nảy sinh, thì lâu dần ‘nhà cũng không phải là nhà”.

Đến độ tuổi trung niên, vì sao người ta cần một ngôi nhà ‘yên tĩnh’? Thế giới bên ngoài vốn dĩ là phồn vinh, tấp nập và phức tạp, nhà là nơi cần sự yên tĩnh và bình hòa sau những dặm đường xa. Ban ngày vất vả làm lụng, nếu như về nhà cũng cảm thấy tức tối, khó chịu, vậy thì tâm hồn làm sao có thể an tĩnh được đây? Sự nghiệp của chúng ta làm sao có thể thành tựu được đây nếu tinh thần luôn mệt mỏi, nhà cửa không yên ổn, mọi người trong gia đình luôn chỉ trích lẫn nhau?

Con người đến độ tuổi trung niên, rất cần một ngôi nhà ‘sạch sẽ’

Gia đình vì sao cần sạch sẽ, ngăn nắp?

Tôi đã từng gặp một người bạn, dù anh ta có bận rộn đến đâu, ngày nào về nhà cũng dọn dẹp nhà cửa, lau sạch những chỗ bị hoen ố. Chính vì thói quen này đã giúp anh hình thành thói quen sống ngăn nắp, có kế hoạch, có tổ chức.

Trong mắt con anh, việc dọn dẹp nhà cửa cần phải hoàn thành sạch sẽ, tinh tươm, đó chính là trách nhiệm của chúng. Hơn nữa, những đứa con của anh cũng áp dụng thói quen này trong việc đọc và viết, rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, làm việc có trình tự, luôn kiên trì và ngăn nắp, nên kết quả học tập luôn rất cao, hơn nữa còn rất ngoan ngoãn, khiêm tốn và lễ phép.

untitled 5untitled 5

Trong mỗi cuộc họp phụ huynh, giáo viên và những phụ huynh trong lớp con anh đều thắc mắc: Tại sao con của anh lại có thành tích học tập nổi trội như vậy. Anh ấy trả lời, đại loại như: “Kì thực gia đình tôi không có kĩ năng nào đặc biệt, chỉ có điều, từ nhỏ tôi đã rèn cho cháu kĩ năng làm việc có trình tự, ngăn nắp và khoa học”.

Bạn biết đấy, chúng ta thật khó để tìm thấy một người thành công xuất chúng trong một ngôi nhà bừa bộn, không ngăn nắp. Vì sao vậy? Chính là vì họ không phải là người sống có trình tự, sống không có quy tắc và nề nếp kỉ cương, người như vậy làm sao có thể làm nên việc lớn?

Trách nhiệm lớn nhất của một người đến độ tuổi trung niên, đó chính là tạo cho mình một mái ấm hòa thuận, một ngôi nhà ngăn nắp.

Tại sao người xưa nói: Gia đình là nguồn gốc của mọi gốc gác? Chính là bởi vì gia đình không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta, mà còn ảnh hưởng đến phúc khí của thế hệ mai sau.

Khi một người đến tuổi trung niên, họ hầu như đã nếm trải qua biết bao thăng trầm, họ cũng đã hiểu ra một đạo lý: “Gia đình tích thiện thì dư phúc, gia đình tích ác thì ắt có họa”, “Gia hòa vạn sự tất an”.

Gia đình, vốn dĩ là nơi chúng ta thuộc về! Nếu ở đó luôn xảy ra cãi vã, tranh chấp và mâu thuẫn thì không thể coi là ‘tổ ấm’ được, vậy làm sao có thể sinh ra ‘phượng hòa’ từ một đống tro tàn đây? Duy chỉ có gia đình hòa thuận, yên tĩnh và ngăn nắp thì mới có thể ấp ủ nên những thiên tài xuất chúng.

Trong suốt quãng đời còn lại, thành quả lớn nhất của mỗi người không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, danh lợi vinh quanh đến mấy, mà là có được một ngôi nhà hạnh phúc của riêng mình – “yên bề gia thất”.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Aboluowang – Tống Vân

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: