Blog
Thầy giỏi, ắt có trò ngoan: “3 chữ vàng” khiến học sinh chăm ngoan, trở thành người tốt!
Một cậu bé mắc chứng tự kỷ được biết đến với thái độ hung hăng là một vấn đề đối với các giáo viên tại trường của cậu. Tất cả những học sinh khác đều lảng tránh cậu. Tuy nhiên, trong chưa đầy hai năm, cậu bé này đã thay đổi thành một người nghiêm túc hơn, luôn quan tâm đến người khác. Rốt cuộc, điều gì đã khiến cậu thay đổi?
Dương Dương đã có các triệu chứng bệnh tự kỷ trong hai năm đầu tiên tại trường học. Tính khí của cậu không ổn định. Có lúc cậu nô đùa trong lớp và gây ra sự phiền phức cho giáo viên. Các bạn cùng lớp rất e dè cậu. Tình trạng của cậu xấu đi khi cậu học lớp ba, cậu trở nên khó chịu, bất an và lo lắng.
Hành động không thể đoán trước của cậu khiến cho người chăm nom không thể kiểm soát cậu được. Mẹ của cậu đến trường mỗi ngày nhưng không giúp được gì.
Người thầy đặc biệt
Dương Dương đã lên lớp 5. Thầy giáo mới của cậu, ông Lý Trường Bách, tin rằng ông có một mối quan hệ tiền duyên với cậu và nhận cậu vào lớp mà không lo ngại gì. Ông đã đưa ra một số ý tưởng để giáo dục Dương Dương.
Ông Lý đã nói chuyện với phụ huynh học sinh trong một cuộc họp về một triết lý giáo dục nhấn mạnh vào đạo đức. Dạy trẻ em nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là thiết lập một nền tảng đạo đức vững chắc cho chúng.
Vì đích thân ông Lý cũng thực hành và tu luyện theo, nên ông rất coi trọng việc nâng cao đạo đức, và yêu cầu chính bản thân ông đối xử với người khác thật tốt. Ông được hưởng lợi cả về thể chất lẫn tinh thần từ việc tập luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công). Ông khuyến khích trẻ em đọc Chuyển Pháp Luân và học cách trở thành một người tốt, một người chân thật, thiện lương và nhẫn nại trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả phụ huynh đều đồng ý với ông.
Ông Lý sắp xếp một thời gian nghỉ trưa ngắn để đọc Chuyển Pháp Luân và chia sẻ kinh nghiệm về cách giải quyết những vấn đề thường ngày dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ông ấy đối xử với Dương Dương nhẫn nại hơn trong khi chỉ ra những lỗi lầm của cậu nếu cần thiết. Đồng thời, ông khuyến khích cả lớp mở rộng tấm lòng để cùng nhau giúp đỡ Dương Dương.
Chẳng bao lâu đã có một sự thay đổi rõ ràng ở Dương Dương khi mà cậu ngưng nói chuyện và phá rối trong khi ông Lý đang giảng dạy. Dương Dương dần dần thiết lập nền tảng đạo đức cho mình, và cậu ngày càng có thể phân biệt phải trái, tốt xấu.
Nâng cao đạo đức thông qua thực hành 3 chữ Chân Thiện Nhẫn
Ông Lý củng cố nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cho học sinh bằng những câu chuyện đức hạnh trong những giờ học thêm, cùng với hành vi và giọng nói của ông. Ngoài ra, ông giao tiếp với học sinh thông qua nhật ký của chúng, nơi mà học sinh kiểm tra lời nói và hành động của mình và viết lại những việc làm tốt.
Đọc Chuyển Pháp Luân vào mỗi trưa đã giúp ích Dương Dương. Càng hiểu về “Chân-Thiện-Nhẫn” sâu sắc hơn thì cậu lại càng điều khiển bản thân tốt hơn. Cậu có khả năng phân biệt phải trái và chỉnh sửa hành vi cho phù hợp. Cậu có thể thừa nhận lỗi lầm của mình và xin lỗi. Những sự thay đổi diễn ra trong tâm trí và hành vi của Dương Dương được ghi lại trong nhật ký của cậu.
Một ngày Chủ nhật gia đình Dương Dương đi đến một trung tâm thương mại. Giỏ mua hàng của ai đó cán vào chân cậu nhưng người đó không xin lỗi. Dương Dương viết: “Em có thể bỏ qua việc này vì ông ấy không cố ý, em có thể tha thứ cho ông ấy.”
Dương Dương thường xuyên mâu thuẫn với những người khác trong quá khứ vì những chuyện nhỏ nhặt. Bất kể là họ có cố ý hay không, cậu luôn luôn cho rằng họ muốn bắt nạt mình, và cậu đánh trả lại. Giờ đây, cậu sẵn lòng nhìn lại nguyên nhân khiến xung đột xảy ra, để kiểm soát tâm trạng của mình, và để kỷ luật bản thân. Dương Dương đã thay đổi từ một người tự kỷ thành một người luôn quan tâm đến người khác và môi trường xung quanh.
Cậu viết: “Vào ngày thứ Sáu em đi nhặt rất nhiều rác, vì nhặt rác không chỉ tiêu nghiệp mà còn bảo vệ trái đất.”
“Vào ngày thứ Sáu, em trai em để nước uống trên mặt đất. Khi nước bị đổ, cậu ấy đã đổ lỗi cho em, nhưng em tha thứ cho cậu ấy.”
Khi hiểu biết của cậu về lòng từ bi trở nên sâu sắc hơn, Dương Dương có thể kiểm soát bản thân dễ dàng hơn để không làm việc xấu. Ông Lý nói: “Dù cậu bé không thể làm đúng mọi việc 100%, nhưng cậu đã cải thiện 80%-90%. Với những việc làm sai, cậu có thể nhận ra sau đó và tự nhìn lại mình.”
Ví dụ, Dương Dương viết: “Vào trưa ngày Chủ nhật, em trai em đã đánh em và em đánh lại cậu bé. Em đã không nhẫn được.”
Cậu cũng viết: “Tối ngày Chủ nhật, em trai em gọi em là một kẻ ngốc. Em hỏi cậu ấy rằng em trai và cha mẹ của kẻ ngốc ấy là ai. Cậu bé nói rằng đó là những kẻ ngốc nhỏ và kẻ ngốc lớn. Do vậy em nói với mẹ và mọi người đều cười. May mắn là em đã không cảm thấy giận dữ, vì em đã thích ứng được.”
Phản hồi tích cực từ những người xung quanh
Những giáo viên khác cũng chú ý đến sự thay đổi của Dương Dương. Giống như là đột nhiên không có ai đi lang thang trong khuôn viên trường như là Dương Dương đã từng làm thường xuyên. Nhiều giáo viên hỏi ông Lý: “Tại sao gần đây tôi không thấy Dương Dương?”
Dương Dương từng học Anh ngữ cực tệ. Trong học kỳ hai của lớp 5, giáo viên Anh ngữ đã nói với ông Lý rằng Dương Dương hiện thời có thể ngồi im lặng trong lớp, hiếm khi làm phiền người khác, và thường xuyên trả lời các câu hỏi.
Đôi lúc Dương Dương làm xáo trộn lớp học và bị đưa đến phòng tư vấn. Dương Dương nói với người tư vấn: “Thầy Lý Trường Bách dạy em theo Chân-Thiện-Nhẫn. Em biết em không làm tốt. Em đã không nhẫn được.”
Vào học kỳ hai của lớp 6, một giáo viên hỏi ông Lý cho lời khuyên làm thế nào để quản lý lớp. Khi nghe về câu chuyện của Dương Dương, anh ấy ngạc nhiên nói: “Dương Dương ở trong lớp của ông? Tôi nghĩ rằng cậu ấy đã chuyển đến trường khác rồi chứ.”
Từng là một cậu bé ném chổi vào lưng giáo viên và cần ai đó để chăm sóc đặc biệt, Dương Dương khiến mọi người quên hết tất cả những rắc rối trong quá khứ. Những sự thay đổi mà cậu trải qua tuyệt vời đến nỗi người ta không thể không biết ơn và thán phục sức mạnh của Chân-Thiện-Nhẫn đã tu luyện tâm trí của con người, nâng cao đạo đức trở lại một cách tuyệt vời.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Minh Huệ Net