Thầy tướng số nói Khổng Tử giống “con chó nhà có tang” là ý nghĩa gì?
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có rất nhiều kỳ nhân rất giỏi xem tướng, và một trong số họ là Cô Bố Tử Khanh.
Vào một ngày, Khổng Tử đang ngồi xe ra khỏi cổng phía đông của Vệ quốc, xe ngựa của Cô Bố Tử Khanh đúng lúc đang đang ở phía trước ông. Khổng Tử nói với các đệ tử: “Các con hãy tránh đường một lúc. Có người tới, họ nhất định là đến gặp ta. Các con phải ghi nhớ lời người đó nói”.
Khi Cô Bố Tử Khanh nhìn thấy xe của Khổng Tử, ông ấy nhanh chóng nói với các đệ tử của mình: “Các con hãy tránh đường. Một vị thánh nhân đang đến”.
Khổng Tử xuống xe và bước đi, Cô Bố Tử Khanh nhìn thấy Khổng Tử bước về phía trước năm mươi bước, sau đó quay lưng lại và bước thêm năm mươi bước nữa.
Lúc này, Cô Bố hỏi Tử Cống bên cạnh: “Người đàn ông này là ai?” Tử Cống đáp: “Ông ấy là thầy của tôi, người mà mọi người gọi là Khổng Khâu Lỗ quốc!”.
Cô Bố Tử Khanh nói: “Ông ấy có phải là Khổng Khâu nước Lỗ không? Tôi đã nghe nói về ông ấy từ lâu rồi”.
Tử Cống hỏi: “Ông nhìn tướng mặt của sư phụ ta thế nào?”
Cô Bố Tử Khanh đáp: “Ông ấy có vầng trán của Hoàng đế Nghiêu, đôi mắt của Hoàng đế Thuấn, cổ của Đại Vũ và cái miệng của Cao Đài. Nhìn từ phía trước thì uy nghiêm như bậc đế vương nhưng nhìn từ phía sau lại thấy vai cao lưng gầy, duy chỉ có điểm này là không thể sánh kịp tứ thánh!”. Tử Cống nghe vậy lập tức thở dài.
Cô Bố Tử Khanh hỏi: “Ông bôn ba khắp nơi mà không mệt mỏi, có khả năng ăn nói nhưng không vì bản thân mà mưu cầu. Nhìn từ xa, trông như một con chó yếu ớt giống ‘con chó ở nhà có tang’. Ông đang lo lắng về điều gì?”
Thế là Tử Cống đã truyền đạt những lời này cho Khổng Tử. Khổng Tử không phản đối ý kiến của Cô Bố Tử Khanh, nhưng duy chỉ cụm từ “con chó ở nhà có tang” là ông phản đối. Khổng Tử nói: “Tôi đây đâu dám làm nhận điều đó?”
Tử Cống khó hiểu, liền hỏi: “Ông nói Thầy không sợ vất vả, không cầu chính mình, điều này con có thể hiểu được. Nhưng giống như ‘con chó ở nhà có tang‘ là có ý nghĩa gì? Tại sao Thầy lại nói “không đủ khả năng?”
Khổng Tử nói với ông: “Tứ (chữ của Tử Cống), con chưa từng thấy con chó nhà tang sao? Thi thể của người chủ quá cố đã được đưa vào quan tài, lễ vật đã được đặt và cuộc hiến tế bắt đầu. Nhưng con chó thì vẫn nhìn quanh, tìm kiếm chủ nhân của nó, muốn làm gì đó. Tình thế hiện nay là trên không có vua anh minh, dưới không có hiền sĩ, đạo đức suy thoái, giáo hóa thất lạc, mạnh bắt nạt yếu. Ông ấy cho rằng ta vẫn muốn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là thay đổi thế cục trong thiên hạ, có thể vì thiên hạ mà làm điều gì đó. Sao ta dám làm điều này?”
Theo lời của Khổng Tử, con chó của nhà tang rất trung thành với chủ. Nó có hoài bão trong tâm, nó muốn tạo ra sự khác biệt và nó muốn làm điều gì đó cho chủ nhân của mình. Vì vậy, nghĩa gốc của từ “chó nhà tang” vốn là cao quý, chỉ có thánh nhân không trục lợi cho mình mới xứng đáng.
Trong quá trình diễn biến của văn hóa, “con chó nhà có tang” đã bị một số học giả giải thích nó mang hàm ý xúc phạm, trong một số bối cảnh, nó thậm chí còn trở thành một từ chửi bới và làm thay đổi ý định ban đầu của Khổng Tử.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Mục)