Blog
“Thọ có ba cái không quá, hậu duệ phúc khí nhiều”. Ba cái không ở đây chỉ những cái gì?
Theo văn hóa truyền thống, lễ mừng sinh nhật người lớn tuổi rất đặc biệt. Có câu rằng: “Thọ có ba cái không quá, hậu duệ phúc khí nhiều”; điều này ám chỉ các quy tắc tổ chức lễ mừng thọ của người già.
Sinh nhật là điều chúng ta làm hàng năm để kỷ niệm ngày sinh của chính mình. Một số người thích náo nhiệt, khi đến sinh nhật, sẽ tổ chức đại sự, mở tiệc chiêu đãi bốn phương. Tuy nhiên, việc tổ chức mừng thọ cho người già nên chú ý ba điều không nên làm quá.
Thứ nhất, ít hơn sáu mươi tuổi không tổ chức đại thọ
Văn hóa truyền thống Trung Quốc tin rằng sáu mươi năm là một chu kỳ. Vì vậy, năm sáu mươi tuổi là năm đầu tiên của hoa giáp, cho nên nhiều người sẽ mời người thân và bạn bè xung quanh tổ chức mừng thọ khi họ sáu mươi tuổi.
Nếu chưa đến sáu mươi tuổi đã tổ chức đại tiệc chúc mừng, những người xung quanh bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã già và có thể không sống lâu, điều này không may mắn cho bạn.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Thứ hai, cha mẹ còn sống không làm lễ mừng thọ lớn cho bản thân
Sinh nhật thứ sáu mươi là một ngày sinh nhật rất quan trọng, nhưng nếu cha mẹ vẫn còn sống ở tuổi sáu mươi, thì việc tổ chức lễ kỷ niệm là không thích hợp.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, khi cha mẹ còn sống, con cái không nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình. Điều này dựa trên quan niệm kính già, yêu trẻ, hiếu thảo. Làm lễ mừng thọ lớn nghĩa là người đó đã bước vào tuổi già, nhưng cha mẹ còn sống, mình còn bổn phận báo hiếu, cho nên tổ chức lễ mừng thọ lớn cho mình là không thích hợp.
Vì vậy, bất kể bạn bao nhiêu tuổi, miễn là cha mẹ bạn còn sống, bạn là con cái, trách nhiệm của bạn là phải hiếu kính và tổ chức mừng thọ cho cha mẹ của bạn. Đồng hành cùng cha mẹ nhiều hơn, tôn vinh cha mẹ, để cha mẹ sống một tuổi già hạnh phúc.
Khi cha mẹ còn sống, con cái tổ chức mừng thọ cho cha mẹ thường có chủ đề “trường thọ”, bày tỏ mong muốn và lòng biết ơn đối với cha mẹ, để cha mẹ được khỏe mạnh và sống lâu.
Thứ ba, trên chín mươi tuổi không tổ chức đại thọ
Trong văn hóa truyền thống, những độ tuổi như 70, 80, 90 và 100 được gọi là đại thọ. Ở độ tuổi này được coi là có ý nghĩa và biểu tượng đặc biệt trong dân gian.
Mặc dù tổ chức tiệc mừng thọ ở độ tuổi này là một nghi thức truyền thống, nhưng tình trạng thể chất và tâm nguyện của người cao tuổi cũng phải được xem xét, việc tổ chức tiệc mừng thọ quá rườm rà có thể khiến người già mệt mỏi, uể oải. Trong mắt của những người 90 tuổi, dành thời gian cho con cháu trong gia đình là điều quý giá nhất.
Chúng ta cần hiểu tâm nguyện của các cụ, không nhất thiết phải tổ chức mừng thọ rầm rộ, có thể tổ chức mừng thọ cho các cụ một cách đơn giản để các cụ được hưởng không khí sum họp đầm ấm của gia đình. Vì vậy, đối với những người già ở độ tuổi chín mươi, sự đồng hành và lòng hiếu thảo của các con cháu trong gia đình là quan trọng nhất, và đây là món quà tốt nhất mà chúng ta nên làm.
Dân gian có câu: “Tuổi bảy mươi ba và tuổi tám mươi tư, Diêm Vương không gọi mà tự rời đi”, bởi vì tuổi bảy mươi ba và tuổi tám mươi tư là hai trở ngại đối với người già, cần được đặc biệt chú ý. Ngoài ra, khi hỏi tuổi, một số người kiêng kỵ sẽ cố tình nói lớn hơn một tuổi so với tuổi thực của mình.
Đối với người già, niềm an ủi lớn nhất chính là niềm vui được quây quần bên con cháu. Ý nghĩa của việc tổ chức đại thọ, không chỉ là điềm lành mà còn là lý do khiến người già cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Do vậy các con cháu cũng cần lưu ý đến cảm giác, sức khỏe của người già mà tổ chức mừng thọ cho phù hợp.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Secretchina