Tính cách ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào? Chuyên gia tiết lộ sự thật

screenshot-2023-08-25-104009

Bạn có từng ngồi trong một quán cà phê, quan sát sự tương tác giữa những người xung quanh và cố gắng đoán xem mối quan hệ giữa những người đó chưa?

Cuốn sách “Thấu hiểu lòng người từ lời nói” của chuyên gia tư vấn tâm lý Lâm Tụy Phân đã cung cấp một góc nhìn độc đáo. Cô cho rằng mỗi người đều có một “phong cách nói chuyện” khác nhau, những loại này có thể tiết lộ thế giới nội tâm và cách thức tương tác của chúng ta với người khác. Phong cách nói chuyện của bạn thuộc loại nào? Liệu một người sẽ có nhiều phong cách nói chuyện khác nhau trong những tình huống khác nhau hay không?

Trong những phong cách nói chuyện dưới đây, bạn có xu hướng thuộc loại nào?

Loại 1: nói chuyện giống như “cha mẹ” thường đưa ra lời khuyên cho đối phương, hướng dẫn cách làm tốt hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của “tinh thần trách nhiệm”.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Loại 2: nói chuyện giống như “bảo mẫu chu đáo”, thường xuyên quan tâm, chăm sóc, chấp nhận, động viên và hỗ trợ đối phương.

Loại 3: nói chuyện giống như “đứa trẻ tự do”, có “tâm hồn trẻ thơ”, tính cách hồn nhiên, sôi nổi, sáng tạo và hài hước, dễ bộc lộ cảm xúc.

Loại 4: nói chuyện giống như “đứa trẻ phục tùng”, thường kìm nén suy nghĩ của bản thân và cố gắng thỏa hiệp, hợp tác với đối phương.

Loại 5: nói chuyện giống như “người lớn trưởng thành” có thể làm rõ sự thật và bày tỏ nhu cầu của mình một cách tự nhiên.

Phân tích loại 1: nói chuyện giống như “cha mẹ”

Trong tổ hợp tính cách, vai trò “cha mẹ” bao gồm các chức năng như bảo vệ, nuôi dưỡng, đặt ra yêu cầu và thiết lập tiêu chuẩn. Trong đó, “cha mẹ” có thể được chia thành hai loại tính cách khác nhau: “cha mẹ nghiêm khắc” và “bảo mẫu chu đáo”. Những người có tính cách “cha mẹ nghiêm khắc” thường thể hiện sự nghiêm khắc, thích phán xét và hành động, thiên về chủ nghĩa lý tưởng nhưng thiếu hài hước, không linh hoạt trong việc thấu hiểu người khác và có thể tạo khoảng cách lớn với gia đình. Trong tương tác, họ thường muốn kiểm soát và thống trị, đôi khi có thể quá độc đoán.

toxicparent 1658512027 9552 1658512108toxicparent 1658512027 9552 1658512108
Cha mẹ độc hại (Nguồn: vnexpress.net)

Phân tích loại 2: nói chuyện giống như “bảo mẫu chu đáo”

Những người có tính cách “bảo mẫu chu đáo” thường có sự quan tâm và dịu dàng đối với người khác. Họ có tâm hồn tinh tế và lòng cảm thông sâu sắc. Điều này khiến họ được nhiều người yêu thích nhưng đồng thời cũng khiến người khác ỷ lại vào họ. Mặc dù họ thích ứng tốt trong xã hội nhưng đôi khi họ có thể quá bảo vệ hoặc can thiệp vào cuộc sống của người khác, có thể khiến người khác cảm thấy bị hạn chế về tự chủ hoặc cảm thấy bị nuông chiều quá mức.

Phân tích loại 3: nói chuyện giống như “đứa trẻ tự do”

Trong tổ hợp tính cách, đặc điểm của “đứa trẻ” bao gồm sự ngây thơ, sáng tạo và vâng lời. Có thể chia thành 2 loại là “đứa trẻ tự do” và “đứa trẻ phục tùng”. Những người thuộc loại “đứa trẻ tự do” thường có khả năng trực giác và sáng tạo mạnh mẽ. Họ hành động dựa trên sở thích cá nhân và sự tò mò của mình. Tuy nhiên, hành vi tự do và coi mình là trung tâm này đôi khi có thể bị coi là cứng đầu. Hơn nữa, họ phản ứng nhanh chóng và cảm xúc thay đổi mạnh mẽ.

Phân tích loại 4: nói chuyện giống như “đứa trẻ phục tùng”

Những “đứa trẻ phục tùng” thường có các đặc điểm sau đây: ỷ lại, phối hợp cao nhưng kém tự tin, có xu hướng hành động theo ý muốn của người khác và ít chủ động. Họ thường chờ đợi sự hướng dẫn từ người khác và không thoải mái trong những tình huống đòi hỏi phải ra quyết định độc lập hoặc chịu trách nhiệm. Ngoài ra, họ cũng có xu hướng khoan dung một cách không cần thiết và có thể che giấu thái độ thù địch với người khác.

Phân tích loại 5: nói chuyện giống như “người lớn trưởng thành”

Những “người lớn trưởng thành” thường hành động theo lý trí hoặc suy xét kỹ lưỡng, có khả năng giao tiếp hiệu quả và diễn đạt rõ ràng nhu cầu của họ. Họ thường thể hiện sự bình tĩnh trong xử lý tình huống và có khả năng thích nghi mạnh mẽ, cùng với khả năng tự khẳng định bản thân. Tuy nhiên, sự logic quá mức đôi khi có thể bị coi là máy móc, quá cảnh giác hoặc thiếu tình nhân ái.

group of friendsgroup of friends
Nguồn: mooddisorders.ca

Kiểu nói chuyện nào phù hợp khi hẹn hò?

Từ góc độ “tình yêu,” hầu hết mọi người sẽ thích hẹn hò với người có tính cách “bảo mẫu chu đáo” kết hợp với “đứa trẻ tự do,” bởi vì người yêu có sự kết hợp giữa hai loại tính cách này thường mang lại cảm giác ấm áp và thú vị, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của chính mình và không đặt quá nhiều tiêu chuẩn cho bản thân. Mặc dù “đứa trẻ tự do” thích hợp để yêu đương, nhưng nếu tỉ lệ quá cao thì đôi khi người yêu có thể cảm thấy họ quá nổi loạn, không biết cân nhắc hành vi. Trong thực tế, một số người khi yêu có tính cách là “đứa trẻ tự do”, nhưng khi trở lại công việc thì ngay lập tức trở lại phiên bản “người lớn trưởng thành”. Nếu không nhận ra sự thay đổi của đối phương và vẫn sử dụng cách nói chuyện giống như “đứa trẻ tự do” để giao tiếp, điều này có thể sẽ khiến đối phương sẽ cảm thấy không thích hợp. Nếu đối phương chuyển biến càng lớn, từ “đứa trẻ tự do” chuyển thành “cha mẹ nghiêm khắc”, có thể sẽ có lời trách móc rằng người yêu sao quá trẻ con.

Phong cách nói chuyện nào khiến mọi người thấy khó giao tiếp?

Phần lớn mọi người đều cho rằng họ ít muốn thảo luận với người yêu thuộc loại “cha mẹ nghiêm khắc”, họ cảm thấy như đối phương độc đoán và bảo thủ, không thể nói chuyện một cách hiệu quả. Vì sao những người có tính cách “cha mẹ nghiêm khắc” lại khó giao tiếp nhất? Một phần là vì họ thường chỉ muốn thuyết giáo, phần khác là cách họ nói chuyện dễ gây kích động “tâm lý phản kháng” của người khác, gây trở ngại cho quá trình giao tiếp. Vì vậy, nếu muốn giao tiếp một cách trôi chảy, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ tính cách của mình, thêm một chút “người lớn trưởng thành” hoặc thêm một chút “bảo mẫu chu đáo”, điều này sẽ tạo ra một cảm giác giao tiếp vừa ấm áp vừa lý trí.

Lan Chi biên dịch

Nguồn: Secretchina (Lâm Tụy Phân)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: