Blog
Tính cách của trẻ cho thấy cha mẹ chúng là người như thế nào
Tính cách của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
1. Cha mẹ yêu thương nhau: con cái khỏe mạnh, chân thành, tích cực
Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng đến đứa trẻ. Nếu được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau, đứa trẻ sẽ học được cách yêu thương và có niềm tin vào yêu và cuộc sống.
Trẻ em sống trong tình yêu thương thường hiền hòa, vui vẻ và ít có xu hướng ƅạᴏ lực . Lớn lên, chúng có thể đối mặt với cuộc sống hôn nhân với những ý nghĩ tốt. Cha mẹ yêu thương nhau là hạt giống tốt nhất cho những mầm non phát triển không bị lệch lạc về mặt cảm xúc.
2. Cha mẹ đối với nhau lạnh lùng: con cái ích kỷ, cố chấp
Nếu cha mẹ có tình nghĩa sâu sắc, gia đình hoà thuận thì truyền thống gia đình họ sẽ trung thực, vui vẻ, ấm áp. Mối quan hệ giữa cha mẹ có gián cách, hai bên thường dựa vào con cái để giao tiếp hoặc duy trì hôn nhân, điều đó khiến đứa trẻ cảm thấy nó là trung tâm của vũ trụ.
Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy thường ích kỷ, không biết yêu thương chân thành, không biết lễ nghĩa, cũng không biết cách hiếu kính cha mẹ.
3. Người mẹ mạnh mẽ và người cha hèn nhát: con trai nhút nhát và kém cỏi, con gái không dịu dàng và ích kỷ
Nếu một bé trai có lòng tự trọng thấp và nhút nhát thường là bởi trong gia đình này, người cha nhu nhược, quyền lực đều giao cho người mẹ, âm thịnh dương suy, làm ảnh hưởng đến nhận thức của con trẻ.
Một gia đình thường vướng vào những cãi vã vặt vãnh, thì sức sáng tạo của trẻ sẽ giảm sút, nhận thức về xã hội kém đi. Khi uy tín của gia đình giảm sút, mối quan hệ của gia đình đó với người ngoài xã hội cũng kém, tạo cho đứa trẻ cảm giác kém cỏi.
Ngoài ra, đứa con có xu hướng đồng cảm với người cha hay người mẹ cùng giới tính với mình. Trẻ em gái, người tiếp cận và đồng cảm với người mẹ mạnh mẽ, lâu dần sẽ trở thành một cô con gái mạnh mẽ, ích kỷ. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và hòa khí của gia đình cô bé sau này.
Người con trai sẽ trở thành một người tự ti, hướng nội, sống lầm lũi và thậm chí chẳng ra gì trong cuộc sống.
4. Cha mẹ nuông chiều: con cái ích kỷ, lười biếng, cáu kỉnh, tự cho mình là đúng
Cha mẹ quá nuông chiều con cái sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ bao gồm: quá trình trưởng thành không có sự tự lập, trong học tập bé không có động lực để nỗ lực, có vấn đề trong việc thiết lập các mối quan hệ và định hướng cuộc sống trong tương lai, tư duy phát triển các mối quan hệ xã hội kém, khó để sinh ra lòng hiếu thảo…
Cha mẹ chiều con quá mức thường xảy ra ở những gia đình có khiếm khuyết nào đó, chẳng hạn như gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, hay như hiếm muộn và khi lớn tuổi mới có con.
Sự nuông chiều khiến trẻ bị nhầm lẫn trong việc phân biệt các giá trị cuộc sống. Hầu như tất cả trẻ em chán học đều lớn lên trong sự nuông chiều, cho nên chúng không thể tiếp nhận hay phân biệt các giá trị đúng đắn rằng, nên yêu thương người khác ra sao, với những người ngoài xã hội nên như thế nào, cách đối mặt với những lời khen chê, đâu là điều đúng đắn, đâu là điều sai trái, đâu là những lời thật lòng, đâu chỉ là xã giao…
Những đứa trẻ này vì kém nhận thức nên rất ích kỷ, lười biếng và tự cho mình là đúng. Trong xã hội, chúng dễ bị cuốn theo một số kẻ lười biếng, kết giao với bạn bè xấu và có rất ít bạn bè thực sự có tư duy phát triển hướng lên.
5. Cha mẹ ly hôn sớm: con cái thờ ơ, bất an
Nhiều cặp vợ chồng sau khi thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã bỏ qua điểm quan trọng nhất, đó là con cái của họ sẽ không bao giờ thoát khỏi nó. Những vết thương trong lòng đứa trẻ thường là kéo dài suốt cuộc đời. Thiếu thốn tình cảm khiến đứa trẻ lo lắng, bất an, sợ hãi…
Trẻ em trong các gia đình ly hôn dễ phạm tội và rối loạn tâm lý như lo lắng, trầm cảm, thù địch, trả thù và thờ ơ. Nhiều trẻ em bị cha hoặc mẹ bỏ lại phía sau và trẻ em từ các gia đình đơn thân thường đi đến vực thẳm tội lỗi. Bởi đứa trẻ đó không có khái niệm gia đình, không có hảo cảm về nền tảng gia đình, nên không thể sinh ra sự trân quý với gia đình.
6. Cha mẹ thích đổ lỗi cho nhau: con cái nhạy cảm, thích bao biện, ương ngạnh, xa lánh gia đình
Cha mẹ thích đổ lỗi cho nhau, sống trong môi trường gia đình như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách trẻ em cư xử trong cuộc sống.
Khi người mẹ cố gắng đạt được sự cân bằng nhất định trong gia đình, họ thường xuyên nói với con về khuyết điểm của người cha. Cha mẹ có hiểu biết sẽ không cãi vã trước mặt con cái, càng không trực diện buộc tội nhau.
Cha mẹ hay đổ lỗi cho nhau thì con cái sẽ không tôn trọng cha mẹ, không tôn trọng thì không hiếu thuận, lớn lên chúng cũng chỉ thích phàn nàn và đổ lỗi, không chịu nhận sai về mình. Một gia đình hạnh phúc, thấu hiểu và chia sẻ có thể sẽ là điều đứa trẻ này không bao giờ có được, ngay cả khi nó đi xây dựng gia đình riêng của mình.
6. Cha mẹ có suy nghĩ tiêu cực sẽ truyền năng lượng tiêu cực mỗi ngày
Nếu cha mẹ không biết khen ngợi động viên, không nhìn ra điểm mạnh của người khác, vậy thì con cái trong gia đình này sẽ nhạy cảm, thích bao biện, bướng bỉnh, không tôn trọng cha mẹ, không coi trọng nền tảng gia đình và thậm chí có xu hướng xa lánh gia đình, đi tìm sự an ủi từ những mối quan hệ khác và thông thường nó không thể tìm được bất cứ mối quan hệ đúng đắn nào cả.
Một đứa trẻ tiêu cực như vậy, tương lai của chúng sẽ đi về đâu? Khi gia đình không phải nơi chúng muốn quay về thì niềm tin về một mái ấm gia đình của chúng cũng không thể có. Điều này vô cùng nguy hiểm.
7. Bạᴏ lực ɡiɑ đìᥒh: trẻ em thích ƅạᴏ lực và cộc cằn
Đối với một số gia đình thì chuyện cãi vã, thậm chí thỉnh thoảng đánh nhau là điều bình thường. Nhưng đối với trẻ em thì chẳng khác gì bầu trời sập xuống, cảm giác an toàn sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ trở nên bạo lực, cục cằn và hay la hét giống cha mẹ của chúng.
Các cặp vợ chồng trưởng thành hiểu rằng mỗi người đều có vai trò quan trọng trong gia đình của mình. “Đừng cố gắng thay đổi nhau”, đây là lời khuyên quan trọng nhất của hôn nhân. Các cặp vợ chồng thiếu kinh nghiệm thường bàn tán về ai đúng ai sai, ai tốt hơn ai, bàn luận ai làm tổn thương ai, hay phàn nàn về chuyện trong quá khứ. Đây là những điều tối kỵ.
Một cặp vợ chồng tốt là có thể bao dung cho nhau, cả điểm tốt và điểm xấu của đối phương. Một người phụ nữ luôn ca ngợi chồng mình với bạn bè là một người vợ khôn ngoan. Một người đàn ông luôn hướng sự quan tâm và những điều tốt đẹp nhất đến người vợ của mình đó là người đàn ông đáng tin cậy.
8. Bậc cha mẹ không yêu thích việc học, không ủng hộ kiến thức: trẻ ham chơi, lệch lạc, kém tư duy
Cha mẹ không cần học cao nhưng nhất định phải khuyến khích con cái học hành. Những kiến thức tích lũy được khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ là hành trang vững chắc cho đứa trẻ bước vào đời.
Nếu cha mẹ không những không chú ý đến việc học của con, mà lại cổ vũ con “học nhiều để làm gì?”, vậy thì đứa trẻ đó sau này có ham chơi, không truy cầu tri thức cũng khó mà trách được.
Không những thế, việc học là việc cả đời, không phải chỉ trong sách vở. Nếu cha mẹ là người ham học hỏi và cẩn trọng nghiêm túc thì con cái cũng theo đó mà hình thành thói quen.
Những đặc điểm của một gia đình hòa thuận
1- Bản chất của lòng tốt được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2- Kính già yêu trẻ, truyền thống gia đình trung thực.
3- Vợ chồng hòa thuận, con cái hiếu thảo.
4- Phải khiêm tốn, chân thành và cởi mở.
5- Hiểu biết và hợp lý, hành động chuẩn mực.
6- Giỏi giao tiếp và giải quyết xung đột.
7- Biết ơn, không so đo, giúp đỡ lẫn nhau.
8- Làm nhiều hơn và phàn nàn ít hơn.
9 – Thăm người thân, thường xuyên ra vào.
10 – Làm nhiều điều thiện, tránh xa điều ác.
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, và nếu bạn muốn nuôi dạy được những đứa con ưu tú thì trước hết bạn phải là những người cha, người mẹ tuyệt vời. Các bậc phụ huynh không nên bận rộn đến mức quên dành tình yêu của mình cho nhau và cho con cái.
Minh Nguyệt biên dịch
Nguồn: AboluoWang (Vương Hòa)