Tinh thần học tập đáng ngưỡng mộ của các bậc Thánh hiền thời xưa: Trẻ học được hưởng muôn phần lợi ích!

co-nhan-giao-huan-tre-tich-tien-chi-bang-tich-duc-ngoi-nhan-roi-chi-bang-doc-sach-thanh-hien-1

Lý do lớn nhất để đọc sách chính là để thoát khỏi sự tầm thường, đọc sớm ngày nào, cuộc đời nhiều hơn một phần rực rỡ ngày đó; muộn ngày nào, sự tầm thường sẽ nhiều thêm một ngày đó.

Tinh thần đọc sách của các bậc Thánh hiền thời xưa

“Hai tai không nghe những việc ngoài cửa sổ, nhất tâm chỉ đọc sách Thánh hiền”, đối với cách giải thích của nhiều người hiện đại, hầu hết mọi người đều cho rằng, đây là một cách nói mang ý ‘chiếu giễu’, họ cho rằng đây là biểu hiện của những ‘con mọt sách’.

Câu này xuất phát từ cuốn sách vỡ lòng cho trẻ em thời cổ đại “Tăng Quảng Hiền Văn”, khẳng định không phải là muốn trẻ em trở thành những ‘con mọt sách’, chỉ là đa số người hiện đại không thể lý giải được trí hệu của các bậc hiền triết cổ đại mà thôi.

Đương nhiên cũng có một số cách lý giải tích cực, cho rằng đây là trạng thái tích cực chuyên tâm cầu học, như vậy, kiểu tâm chí chuyên tâm cầu học có nội hàm sâu sắc như thế nào?

Trên sân khấu của Thần Vận năm nay có một vở kịch múa, qua đó thể hiện cuộc sống học tập ở thư viện của các Nho sinh, sau khi xem xong chúng ta có thể sự lý giải rõ ràng hơn.

Trong vở kịch múa, các Nho sĩ vô cùng thích thú khi sống trong thư viện thanh tịnh và nho nhã, khi đọc thì cầm những cuốn sách Thánh hiền trên tay, bộ dạng chuyên chú lắc đầu theo từng cử chỉ của thầy giáo, thật sự khiến lòng người cảm động.

Lúc này, tôi cũng giống như những Nho sĩ này, cảm nhận được năng lượng trí huệ của các bậc Thánh hiền đức cao, thật là Thần kỳ.

Tình cảnh đó khiến tôi nhớ lại câu chuyện Khổng Tử học đàn từ Sư Tương Tử. Khổng Tử chuyên chú học đánh một bản nhạc trong nhiều ngày liền, hơn nữa mỗi lần đánh đều là chuyên tâm chuyên chú, sau này, Khổng Tử từ việc thuần thục chơi nhạc cho đến bản thân thông thạo cả biểu hiện của âm nhạc, điều huyền diệu hơn là, thông qua sự truyền tải năng lượng của âm nhạc, Khổng Tử có thể khám phá được toàn bộ thông tin của tác giả.

Khổng Tử nói với Sư Tương Tử: “Tôi đã lĩnh hội được người viết bản nhạc này là nhân vật như thế nào. Người này có vẻ mặt ngăm đen, dáng người cao, có tầm nhìn xa trông rộng, ông dường như ấp ủ trong lòng ý tưởng cai trị đất nước, vị này ngoài Chu Văn Vương ra thì còn có thể là ai nữa chứ?”. Sư Tưởng Tử trước giờ chưa từng nói với Khổng Tử tên của tác giả bản nhạc này.

Nghe Khổng Tử nói, Sư Tương Tư liền lập tức rất tôn kính nói với Khổng Tử: “Thầy giáo năm đó dạy ta bản nhạc này đã nói, tên bản nhạc này là 《Văn Vương Thao》”, trong con mắt của người ngày nay, đây là một sự việc vô cùng thần ký, thông qua việc học gảy đàn liền có thể hiểu biết được tâm niệm và tướng mạo của tác giả viết nhạc, Khổng Tử rốt cuộc làm được điều đó như thế nào?

Nguyên nhân có thể giống như sự thể hiện trong Thần Vận, khi các Nho sinh chuyên tâm chăm chú đọc sách Thánh hiền, Thầy giáo sẽ rất thư thái hướng dẫn lại hai tư thế không đúng đắn của Nho sinh là “dáng ngồi ẻo lả” và “lệch cổ”; qua đó chúng ta có cảm nhận sâu sắc rằng, người xưa cầu học cũng giống như tu luyện vậy.

Khi người ta đạt đến trạng thái tâm niệm thuần tịnh và bình tĩnh tường hòa, họ sẽ có thể câu thông với Thiên địa Đại Đạo, tự nhiên mọi thứ cũng sẽ dung hợp.

Sau khi người tu hành buông bỏ truy cầu về danh, lợi, tư dục, bỏ đi những mưu mô tính toán, có thể nói là bậc “đại trí nhược ngu” (bậc đại trí huệ nhưng trông vẻ bề ngoài giống như ngu ngốc), nhưng kì thực họ không hề ngu ngốc chút nào cả.

Bởi vì nếu họ không thực sự ôm giữ lý tưởng muốn ‘tề gia trị quốc’, làm sao họ có thể không tu tâm và tu thân đây? Và đó cũng là sự truyền thừa trí huệ đại đức của các bậc Tiên hiền, từ đó mới có thể thực sự khởi phát chí hướng muốn tạo phúc cho Thiên địa muôn dân.

5 cách đọc sách hiệu quả mà cổ nhân để lại

Chúng ta đều biết đọc sách là tốt, nhưng đọc là phải đọc sách hay, đọc cho thấm. Dưới đây là 5 cách đọc thuộc sách mang lại hiệu quả của cổ nhân:

Chuyên tâm, tập trung đọc sách

Phàm là đọc sách, thì cần phải chỉnh trang phục và tư thế ngồi sao cho sạch sẽ, gọn gàng và đoan chính. Đặt sách ngay ngắn, ngồi thẳng người, nhìn rõ từng chữ, đọc chậm rãi và đọc kỹ, rõ ràng. Cần đọc to và rõ từng chữ, không sót chữ hoặc thêm chữ. Không cưỡng ép phải thuộc ngay, mà chỉ cần tập trung niệm đi niệm lại vài lần, tự nhiên sẽ say mê mà ngấm dần, một thời gian sau sẽ không dễ bị lãng quên. Cổ nhân từng viết: “Đọc sách nghìn lần, tự thấy nghĩa lý trong đó”.

Ngâm cứu cuốn sách và đọc nhiều lần, nếu nhập tâm thì bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của nó. Khi đọc thì cần đạt đến: Đọc bằng trái tim, đọc bằng mắt, và đọc bằng miệng. Tâm trí không đặt vào đây, mắt không nhìn thật kỹ, tâm trí và mắt không chuyên nhất, chỉ đọc bằng miệng mà thôi thì chỉ là vô ích, nếu có thuộc thì cũng không thể dài lâu được. Khi đọc thuộc sách, thì cần đạt được đến mức độ: Tâm trí đặt toàn bộ cả vào đây, có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp đọc sách

Phàm là đọc sách, cần: Chỉnh đốn trang phục, định tâm xuống, đọc từng chữ, ngắt câu, đọc chậm, từng câu từng chữ cách biệt rõ ràng. Khi đọc sách thì nên chọn hoàn cảnh yên tĩnh để tập trung đọc, khi đọc thì không ngó nghiêng này nọ. Vẫn phải đọc kỹ số lần, nếu đủ số lần mà vẫn chưa đọc hết thì phải đọc cho hết lượt. Cứ như vậy, một thời gian lâu sẽ ‘ngấm’ vào trong tâm trí, sẽ khó có thể quên được.

Phương pháp đọc thuộc

Phàm là học thuộc sách, cần phải đọc từng chữ từng câu một, đọc từ từ và chậm rãi, sau đó suy nghĩ, để lý trí và con tim lấp đầy những câu chữ, cũng giống như cách học gọi là suy nghĩ tinh tế của Chu Hi, vừa khiêm tốn chứa đầy nội hàm, cùng với cách học gọi là ‘ôn lại cái cũ, xem thêm cái mới’ của Khổng Tử, luôn khao khát và tìm tòi những thứ mới lạ.

Đọc một trăm lần để tạo dựng cơ sở

Muốn đọc thuộc sách một cách nhuần nhuyễn và thông thạo, thì cần làm được đến độ ‘đọc đi đọc lại 100 lần’, cần phải ngâm đi ngâm lại. Để từng câu chữ khi thốt lên cần phải đạt đến độ ‘suy nghĩ, tâm trí và miệng cùng hòa nhập’.

Nếu vẫn chưa thể thành thạo, thì hãy nhẩm lại thêm nhiều lần, thỉnh thoảng cần phải ôn tập lại. Trước khi học thuộc thì cần phải hiểu rõ từng chữ, thấu nghĩa lý từng câu, học thuộc phải đạt được sự tập trung cao độ, nếu không thì sẽ không đạt được gì cả.

Đọc sách, tinh đọc thuộc là trân quý

Đọc sách thì phải đọc cho thông thạo, đọc thuộc mà không thể tinh thông suy nghĩ và thấu hiểu nghĩa của những gì mình học thì rất nhanh quên, cách học ‘ghi nhớ mà không hiểu nghĩa’ sẽ không đạt được hiệu quả, sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức.

Nếu thay đổi cách học, trước khi học thuộc cần phải hiểu ý nghĩa của nó, thì hiệu quả sẽ rất tốt.

Ông cha thường có câu: “Phàm là đọc sách, đọc kĩ đọc hiểu đọc nhiều lần, cũng sẽ thành quen, suốt đời không quên”. Đọc sách và học thuộc sách là một quá trình đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì, đôi khi cũng vô cùng khó khăn, gian nan. Có một phương pháp học thuộc nữa, đó chính là nhẩm thuộc 100 lần. Phương pháp này thoạt nghe là khó làm, nhưng nếu có thể kiên trì học được, thì bạn sẽ thấy hiệu quả của nó.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina và Zhengjian

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: