Blog
Tổ tiên “tích” thứ này, con cháu tha hồ hưởng phú quý
Ai ai cũng muốn có được phúc báo, nhưng phúc báo không phải cầu là có được, cũng không có được nhờ bói toán, muốn đắc được phúc báo thì cần phải có trí huệ, cần phải thông qua tu hành.
Ngũ giới, ngũ luân và ngũ phúc
Trung Quốc có câu cổ ngữ, gọi là: “Không ai phú ba đời”, ý nghĩa chính là: Để lại tiền tài cho con cháu thì dễ dàng, nhưng để lại phúc báo cho con cháu thì không hề dễ dàng chút nào. Kì thực, trong văn hóa truyền thống có thể hệ hoàn chỉnh về phúc báo, nếu nắm vững thì chúng ta hoàn toàn có thể lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phúc báo cũng là một loại học vấn, bao gồm: Trì năm giới, thủ ngũ luân, hưởng năm phúc. Văn hóa “ngũ phúc” trong truyền thống tương ứng với “ngũ luân” của Nho giáo, “ngũ giới” của Phật giáo. Phật giáo trì 5 giới đó chính là: “Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”, Nho gia thủ “5 luân” đó chính là: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, và “5 phúc” chính là “trường thọ, phú quý, khỏe mạnh an khang, đạo đức tốt, ra đi thanh thản”.
Trường thọ chính là số mệnh được kéo dài, người nhân từ yêu núi non, núi non biểu thị cho trường thọ, người xưa khi chúc thọ thường nói: “Phúc như nam hải, thọ như nam sơn”, có thể đắc được quả báo trường thọ và khỏe mạnh.
Của cải phú quý, chính là tiền tài đầy đủ, địa vị cao sang. Phú chính là bản thân sở hữu tài phú, quý chính là sử dụng tiền tài của bản thân để trợ giúp người khác. Bảo trì giới không trộm cắp trong Phật giáo, đối ứng với “nghĩa” trong ngũ thường của Nho gia, “nghĩa dày vân thiên”, không trộm cắp, dùng tiền để giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, sau này có thể đắc được phú quý.
Khỏe mạnh an khang, là thân thể khỏe mạnh, hơn nữa là nội tâm an lành, gia đình hạnh phúc. Khỏe mạnh, an khang đối ứng với “lễ” trong Ngũ luân của Nho gia, “không tà dâm” trong ngũ giới của Phật gia. “Lễ” chính là có lễ tiết, lịch sự và lịch thiệp. Không tà dâm chính là thủ lễ, đối với nhau thì có lễ có tiết, không có niệm tà dâm thì mới có thể đắc được khỏe mạnh, an khang.
Đạo đức tốt, chính là tâm tính nhân từ và thiện lương, hơn nữa còn là thuận theo tự nhiên. Đạo đức tốt, đối ứng với “tín” trong ngũ luân của Nho gia và “không nói dối” trong ngũ giới của Phật giáo. Con người cần phải thủ tín, có sự tin cậy, không nói dối, mới có thể có uy tín tốt trong xã hội, mới được người khác tôn trọng, mới có đức hạnh tốt.
Ra đi thanh thản, chính là yên bình bước qua cuộc đời, ra đi thanh thản chính là “cuối đời không bệnh tật”. Con người muốn ra đi thanh thản thì cần phải tích lũy phúc báo sâu dày.
“Trí” trong ngũ luân có từ đâu? Từ trí đối ứng với giới “không uống rượu” trong Phật giáo. Uống rượu, hút thuốc có thể gây ra loạn tính, không phải là biểu hiện của người khôn ngoan.
Bởi vậy, phúc báo là một loại tri thức, trong văn minh truyền thống Trung Hoa có thể hệ lý luận hoàn chỉnh. Với “ngũ giới” trong Phật giáo cùng với “ngũ luân” của Nho giáo để chỉ đạo cho nguyên tắc, lời nói và việc làm, cuộc sống của chúng ta có thể đạt được “ngũ phúc lâm môn”.
Phúc báo truyền thừa
Mặc dù cổ nhân có viết: “Phú không quá ba đời”, nhưng gia đình của nhà hiền triết Vương Hy Chi ở Sơn Đông, được mệnh danh là “đệ nhất vọng tộc Trung Hoa”, từ thời Đông Hán đến triều đại nhà Minh và nhà Thanh hơn 1700 năm, vượt qua nhiều sóng gió, đã bồi dưỡng ra 36 bị hoàng hậu, 36 vị phò mã, 29 vị tề tướng, thậm chí vẫn hưng thịnh phú quý cho đến tận ngày nay. Đó là vì sao?
Bởi vì gia tộc họ Vương đã tuân theo gia quy gồm 6 chữ, bao gồm: “Ngôn phải chậm, tâm phải thiện”. “Ngôn phải chậm”, lời nói cần phải từ tốn, suy nghĩ và hành động phải thấu đáo, chín chắn, khiến người nghe cảm thấy được tôn trọng, “tâm phải thiện”, gia đình tích thiện ắt có dư giả, gia đình tích ác thì ắt có dư tai họa.
Do đó, phúc báo có thể truyền lại, nhưng truyền thừa phúc báo cũng là một học vấn uyên thâm, nếu bạn nắm chắc nó trong tay, lại đưa những kiến thức này truyền thừa cho con cháu, vậy thì con cháu liền có thể đời đời đắc phúc báo, dùng không hết tận.
Trong Kinh Địa Tạng có nói: Cung dưỡng cha mẹ có thể đắc vạn phúc báo, cung dưỡng tam bảo cũng có thể đắc được vô lượng phúc báo. Một gia đình chuyên tích đức hành thiện có thể mang đến phúc phận cho cả gia đình: Đối với cha mẹ thì sẽ có sức khỏe tốt, đối với con cái thì phúc báo của con cái sẽ được gia tăng. Khi bạn cải biến chính mình, người thân của bạn cũng sẽ cải biến. Tích đức cho bản thân, cũng chính là đang tạo dựng cho chính mình một tương lai tốt đẹp.
Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Dusheng