Tôn Tẫn trước khi xuống núi, Quỷ Cốc Tử bói hoa cúc, biết được sẽ bị Bàng Quyên khoét gối, nhưng tiền đồ về sau lại sáng lạn

du-an-moi-10-1

Sau khi Bàng Quyên xuống núi phò tá Ngụy Vương có hẹn với Tôn Tẫn khi thành danh sẽ tiến cử huynh. Trước khi Tôn Tẫn xuống núi, Quỷ Cốc Tử có bói hoa cúc và biết được số phận xuống núi lần này của Tôn Tẫn.

Bàng Quyên và Tôn Tẫn cùng theo học Quỷ Cốc Tử, nhưng Bàng Quyên 3 năm đã xuống núi muốn phò tá Ngụy Huệ vương, trước khi đi, Quỷ Cốc Tử cũng bói cho Bàng Quyên một quẻ và dặn rằng: “Ngươi không được lừa gạt người khác, nếu không, người bị ngươi lừa sẽ quay lại lừa ngươi”.

Bàng Quyên lúc chia tay Tôn Tẫn cũng cảm khái mà nói: “Sư huynh, chúng ta đã cùng học với nhau một thời gian lâu như thế, do đó đệ trân trọng mối lương duyên này. Ngày sau nếu công danh của đệ có thăng tiến vùn vụt, nhất định sẽ tiến cử huynh. Nếu đệ nuốt lời, sau này sẽ bị chết bởi hàng vạn mũi tên”.

Bàng Quyên sau khi đến nước Ngụy được Ngụy vương phong làm tướng quân. Bàng Quyên đánh trận rất lợi hại. Nếu chúng ta xem trong “Sử ký – Lục quốc niên biểu” sẽ thấy viết rằng, năm 356 TCN có bốn nước là Tống, Lỗ, Vệ, Trịnh đến nước Ngụy để triều kiến. Điều này có nghĩa là bốn quốc gia đó đều bại dưới tay của Bàng Quyên.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Sau này Bàng Quyên lại xâm lược thêm nước Tề, do đó danh tiếng của ông rất lớn, vì thế mà Ngụy vương rất nể mặt Bàng Quyên. Còn trong thời gian Bàng Quyên tung hoành, Tôn Tẫn vẫn ở Quỷ Cốc đợi Bàng Quyên tiến cử ông.

Mặc Tử tiến cử Tôn Tẫn
Mặc Tử tiến cử Tôn Tẫn

Mặc Tử tiến cử Tôn Tẫn

Quỷ Cốc Tử có một người bằng hữu rất tốt là Mặc Địch. Mặc Địch chính là Mặc Tử, người sáng lập Mặc gia (một trường phái triết học thời xưa ở Trung Quốc). Có một lần Mặc Địch cùng đồ đệ là Cầm Hoạt Ly đến Quỷ Cốc làm khách. Mặc Địch thấy Tôn Tẫn, sau đó hai người nói chuyện với nhau, Mặc Địch phát hiện Tôn Tẫn đàm luận binh pháp rất tốt, chính là một người rất am hiểu về việc dụng binh.

Mặc Địch hỏi Tôn Tẫn: “Cậu đã học đến trình độ này rồi, tại sao không ra ngoài làm quan?”. Tôn Tẫn đáp: “Tôi có một sư đệ là Bàng Quyên, giữa chúng tôi đã có ước định. Nếu Bàng Quyên thành tựu công danh, cậu ấy sẽ tiến cử tôi”.

Mặc Địch nói thêm: “Hiện nay thanh danh Bàng Quyên đã rất lớn rồi. Ta sẽ thay cậu đi hỏi Bàng Quyên chuyện này”. Thế là Mặc Địch đến nước Ngụy. Mặc Địch nhìn thấy Bàng Quyên đi lại ngênh ngang, cho mình là giỏi, vốn dĩ là người không muốn tiến cử Tôn Tẫn.

Do đó Mặc Địch bèn tự mình đến gặp Ngụy vương để tiến cử Tôn Tẫn. Ngụy vương nghe nói Tôn Tẫn là bạn học của Bàng Quyên, cảm thấy Bàng Quyên lợi hại như vậy nên Tôn Tẫn cũng không phải là hạng tầm thường.

Ngụy vương mới hỏi Bàng Quyên: “Tại sao ngươi không gọi sư huynh ra làm quan?”. Bàng Quyên nói: “Sư huynh của thần là người nước Tề, thần chỉ sợ sư huynh sau khi đến đây sẽ không gắng sức vì nước Ngụy, mà vẫn còn muốn tận lực cho nước Tề. Đây là lý do vì sao thần không dám bảo sư huynh thần đến”.

Ngụy vương không phải là người hồ đồ, nói rằng: “‘Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ’ chỉ cần ta đối đãi tốt với anh ta, anh ta sẽ tận sức vì Ngụy thôi”. Thế là Ngụy vương viết một phong thư, thỉnh mời Tôn Tẫn đến nước Ngụy.

Quỷ Cốc Tử bói hoa cúc cho Tôn Tẫn trước khi xuống núi

Tôn Tẫn đã đồng ý rồi thu xếp hành trang. Nhưng trước khi Tôn Tẫn xuống núi, sư phụ Quỷ Cốc Tử đã nói với Tôn Tẫn: “Hiện tại, con hãy hái cho ta một đóa hoa để ta xem cho một quẻ về tiền đồ của con như thế nào”. Lúc đó Tôn Tẫn thấy trên bàn có một cái bình đồng, trong bình có cắm một nhành hoa cúc. Tôn Tẫn bèn lấy hoa cúc trong bình ra rồi đưa cho Quỷ Cốc Tử nói: “Thỉnh thầy dùng hoa này để bói, sau đó con sẽ cắm nó trở lại bình”.

Quỷ Cốc Tử đã nói ra bốn tầng nghĩa từ việc Tôn Tẫn lấy hoa cúc trong bình rồi đưa cho ông.

Quỷ Cốc Tử nói: “Thứ nhất, nhành hoa này đã bị cắt gốc, nghĩa là không hoàn chỉnh/hoàn hảo, hoa cúc có sức chịu đựng tốt, kinh qua gió sương không bị hoại. Cho nên nói, tuy rằng có chút tổn hại, nhưng trên cơ bản đây không phải điềm đại hung”.

Điểm thứ hai Quỷ Cốc Tử nói là: “Hoa cắm trong bình đồng, mà đồng dùng để đúc chuông và đỉnh, chính là kim loại đó dùng để chế những đồ tế lễ long trọng và một số nhạc khí (dụng cụ âm nhạc). Cho nên, tên tuổi của con sẽ lưu lại sử xanh”.

Điểm thứ ba Quỷ Cốc Tử nói là: “Trước đây sau khi chặt gốc, nó mới được cho vào bình, đây là lần thứ nhất nó được ‘cất nhắc’. Đợi đến con lấy nó đưa cho ta, sau đó bỏ lại vào chỗ cũ, đây là được ‘cất nhắc’ lần thứ hai. Cho nên, lần thứ nhất xuống núi, ta e chuyện không được như ý, con không thể thực hiện được hoài bão và thi triển tài năng của mình. Bởi vì trước khi bỏ vào bình lần thứ nhất nó đã bị… chặt gốc”.

Điểm thứ tư: “Sau khi ta bói xong, cành hoa này sẽ trở lại bình. Do đó, tương lai đường công danh cuối cùng sẽ ở quê nhà của con, tức là nước Tề”.

Chỉ một động tác lấy hoa cắm vào bình, Quỷ Cốc Tử đã nói được bốn điểm về cuộc đời sau này của Tôn Tẫn.

Tên ban đầu của Tôn Tẫn không phải là Tôn Tẫn, mà là Tôn Tân (孫賓). Sau khi bói xong, sư phụ Quỷ Cốc Tử nói thêm với Tôn Tẫn rằng: “Ta đổi tên con thành Tẫn (臏) tức là thêm chữ nguyệt (月) trước chữ Tân (賓). Tôn Tân thành Tôn Tẫn”.

Chúng ta biết “tẫn” (臏) là hình phạt cắt đầu gối thời xưa, do đó khi Quỷ Cốc Tử đổi tên cho học trò, ông đã biết Tôn Tẫn sẽ nhận hình phạt như vậy. Nhưng thiên cơ bất khả lộ, cho nên Quỷ Cốc Tử không nói rõ cho Tôn Tẫn về những gì sẽ diễn ra.

Chính do Quỷ Cốc Tử biết trước Tôn Tẫn sẽ bị hình phạt chặt đầu gối, cho nên mới đặt tên cho Tôn Tẫn như vậy. Trên thực tế thì việc Quỷ Cốc Tử nhận Bàng Quyên là đồ đệ hay Tôn Tẫn nhận hình phạt đều là những sự việc đã được định trước.

Bàng Quyên bày mưu khoét gỗi Tôn Tẫn
Bàng Quyên bày mưu khoét gỗi Tôn Tẫn

Bàng Quyên lập mưu khoét gối, thích chữ lên mặt Tôn Tẫn

Sau khi Tôn Tẫn xuống núi, ông liền đến nước Ngụy. Ngụy vương hễ thấy Tôn Tẫn thì rất cao hứng, định chuẩn bị cho Tôn Tẫn làm Phó quân sư. Khi đó Bàng Quyên nói với Ngụy vương rằng: “Tôn Tẫn là sư huynh của thần, làm sao có thể để sư huynh làm trợ thủ của sư đệ được? Thần kiến nghị rằng hãy cho Tôn Tẫn làm Khách khanh”.

Khách khanh tương đương với vị trí Cố vấn hiện nay của chúng ta. Vị trí Khách khanh không phải là bề tôi của quân vương, chỉ giống như người khách bình thường. Ngụy vương rất tôn trọng Tôn Tẫn nhưng không cấp cho Tôn Tẫn quyền lực thực sự.

Bàng Quyên nói: “Sau này nếu sư huynh của thần lập được chiến công, thần nguyện ý đem chức vị quân sư giao lại cho Tôn Tẫn sư huynh”. Bàng Quyên tuy nói những lời hoa mỹ, nhưng rốt cuộc khi Tôn Tẫn đến nước Ngụy thì không có thực quyền, mà chỉ là được Khách khanh (vai trò Cố vấn mà thôi).

Bàng Quyên với Tôn Tẫn vốn là huynh đệ tốt, khi hai người ăn chung với nhau, Bàng Quyên hay hỏi Tôn Tẫn về binh pháp. Tôn Tẫn hễ giảng ra Bàng Quyên liền biết trình độ của mình đã kém xa vị sư huynh. Do đó Bàng Quyên mới hỏi Tôn Tẫn rằng những điều này đến từ đâu.

Tôn Tẫn thực thà, không có phòng vệ nên trả lời rằng: “Đây là binh pháp mà sư phụ Quỷ Cốc Tử truyền cho ta, chính là do tổ tiên của ta là Tôn Vũ viết”. Bàng Quyên nói: “Khi đó thầy cũng giảng cho đệ, nhưng đệ lại không chú ý. Liệu huynh có thể đem những điều đó viết ra được không, bởi đệ cũng muốn học”. Tôn Tẫn liền đồng ý.

Bàng Quyên cảm thấy, cùng học binh pháp như nhau nhưng trình độ của Tôn Tẫn lại quá lợi hại, ông muốn khiến Tôn Tẫn vĩnh viễn không đoạt được quyền lực của mình. Bàng Quyên bèn nghĩ ra một độc kế.

Bàng Quyên tìm người để giả mạo anh họ của Tôn Tẫn, bảo người đó viết cho Tôn Tẫn một phong thư: mong muốn em họ Tôn Tẫn có thể về nước Tề để tảo mộ cho phụ mẫu đã quá cố. Tôn Tẫn tưởng thật, liền viết một lá thư hồi đáp nói: “Hiện nay em đã làm quan ở nước Ngụy, không tiện lập tức về nước Tề. Đợi sau khi em lập công, mới nghĩ cách xin nghỉ một thời gian để về thăm quê”.

Bàng Quyên sau khi nhận được thư hồi âm, liền giả mạo bút tích của Tôn Tẫn, tạo một lá thư giả với nội dung: “Hiện tại tuy thân em ở Ngụy nhưng tâm luôn hướng về cố quốc. Chỉ cần vua Tề không nghi ngờ, em nguyện ý tận sức vì quê hương xứ sở”. Bàng Quyên đã đưa lá thư đó cho Ngụy vương.

Bàng Quyên lại xúi giục Tôn Tẫn viết một lá thư cho Ngụy vương, nói rằng muốn về quê tảo mộ cho phụ mẫu. Bàng Quyên nói với Tôn Tẫn rằng chỉ cần vài lời ngon ngọt với Ngụy vương thì việc về quê sẽ không thành vấn đề.

Sau khi Ngụy vương nhận được bức thư muốn về quê mà Bàng Quyên xúi giục Tôn Tẫn viết, ông rất tức giận nói: “Ta đối với Tôn Tẫn không bạc, hắn lại cả ngày nhớ về nước Tề”. Bàng Quyên lại xúc xiểm thêm: “Tài năng của Tôn Tẫn rất lớn, nếu ông ấy giúp Tề sẽ là mối họa cho việc tranh bá của nước Ngụy chúng ta”. Thế là Ngụy vương muốn giết Tôn Tẫn.

Bàng Quyên nói: “Hiện nay không thể giết Tôn Tẫn, chi bằng hãy khoét hai đầu gối của ông ta, rồi thích chữ lên mặt, như thế từ đây đến cuối đời, ông ấy không có chỗ dụng võ ở nước khác”. Ngụy vương đã đồng ý.

Bàng Quyên sau khi quay lại chỗ Tôn Tẫn, giả dạng là một người tốt, nói với Tôn Tẫn rằng: “Ngụy vương rất tức giận… Đệ bảo huynh viết thư về Tề, chính là đệ hại huynh rồi… Ngụy vương muốn giết huynh, đệ khuyên can mãi quân vương mới miễn tội chết, nhưng hình phạt vẫn phải thi hành. Cho nên huynh vẫn phải bị khoét hai đầu gối, sau đó còn bị thích chữ lên mặt”.

Tôn Tẫn mới thở dài than rằng: “Khi ta xuống núi, sư phụ từng nói, hoa cúc tuy không bị tàn hại, không phải gặp đại hung, nhưng nó vẫn bị chặt gốc. Xem ra hình phạt khoét gối là không miễn được rồi…”. Thế là Bàng Quyên đưa Tôn Tẫn một ít rượu để Tôn Tẫn uống say, tiếp đến Bàng Quyên sai người khoét hai đầu gối và thích chữ lên mặt Tôn Tẫn.

Tôn Tẫn bái kiến Tề Vương
Tôn Tẫn bái kiến Tề Vương

Tôn Tẫn khi đó đau đớn ngất lịm đi, Bàng Quyên dùng băng quấn chân cho Tôn Tẫn. Sau đó mỗi ngày Bàng Quyên mang thức ăn ngon cùng rượu hảo hạng đưa đến cho Tôn Tẫn để sư huynh dưỡng thương. Qua một đoạn thời gian, vì Tôn Tẫn không còn là Khách khanh nữa nên không có thu nhập, thế thì những đồ ông ăn ông uống đều là do Bàng Quyên cung cấp. Tôn Tẫn do vậy cảm thấy rất áy náy.

Rồi một hôm Bàng Quyên nói: “Dù sao sư huynh cũng không có gì làm, chi bằng huynh hãy viết ra binh pháp”. Tôn Tẫn vì muốn báo ơn nên đồng ý, đồng thời cảm thấy Bàng Quyên là người rất tốt. Nhưng lúc đó tâm trạng Tôn Tẫn không được ổn vì đã thành một người tàn phế, thân thể cũng không khỏe… Sau khi bị khoét hai đầu gối, ông không đứng được, nên chỉ có thể nằm, do đó mỗi ngày ông chỉ viết được mấy hàng binh pháp trên tấm thẻ tre.

Cứ như thế trong khoảng một tháng, Bàng Quyên bèn kêu người hầu hạ Tôn Tẫn là Thành Nhi lại bảo: “Mỗi ngày Tôn Tẫn viết binh pháp được nhiều không?”. Thành Nhi đáp: “Đại khái mỗi ngày chỉ viết được hai, ba hàng thôi”. Bàng Quyên mới nói thêm: “Với tốc độ như thế này thì đến khi nào mới xong được!”. Thành Nhi cảm thấy rất kỳ quái, vì sao chủ nhân lại hối thúc Tôn Tẫn đến như vậy.

Thành Nhi nghi ngờ nên mới hỏi một người thân cận của Bàng Quyên. Người này mới kể rằng: “Ngươi không biết đó thôi, chủ nhân hiện tại muốn giữ cái mạng của Tôn Tẫn là để viết binh pháp. Hễ ông ấy viết xong thì sẽ giết thôi”.

Thành Nhi nghe xong bèn đem toàn bộ sự việc nói lại cho Tôn Tẫn. Tôn Tẫn không ngờ Bàng Quyên lại muốn hại mình như vậy. Nhưng phải làm sao bây giờ? Đầu gối ông bị khoét, đi cũng không đi được, đến đâu cũng là binh sĩ của Bàng Quyên… Tôn Tẫn suy nghĩ cả ngày cũng chưa nghĩ ra cách.

Sau đó ông đột nhiên nhớ ra một chuyện, rằng trước khi xuống núi, sư phụ Quỷ Cốc Tử đã đưa ông một túi gấm (cẩm nang), nói rằng lúc nào nguy cấp thì mở ra. Rốt cuộc trong túi gấm đó có gì, mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Theo Phong Vân mạn đàm (DKN)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: