Blog
Trị vì Thục Hán hơn 40 năm, vì sao Lưu Thiện không báo thù cho cha? Lúc say mới nói ra sự thật!
Sau khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện dù trở thành người kế vị, trị vì Thục Hán hơn 40 năm, nhưng lại chưa từng xuất quân để báo thù cho cha. Rốt cục là vì sao?
Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, con trai ông là Lưu Thiện trở thành người kế vị của nhà Thục Hán khi mới 17 tuổi.
Trong mắt người đời, so với cha mình là Lưu Bị, Lưu Thiện quả thực là kém xa và thậm chí bị đánh giá là vô năng, nhu nhược. Tuy nhiên, có một điều ngay cả trong sử sách cũng phải thừa nhận là Lưu Thiện có thời gian trị vì rất dài, lên đến 41 năm.
Tuy nhiên, trong suốt 41 năm trị vì Thục Hán, Lưu Thiện lại chưa từng xuất quân để báo thù cho cha. Vì sao?
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nguyên nhân Lưu Thiện không báo thù cho Lưu Bị?
Nhiều người cho rằng Lưu Thiện không xứng đáng với sự kỳ vọng của Lưu Bị trước lúc lâm chung. Thế nhưng đáp án cho câu hỏi trên hóa ra lại vô cùng đơn giản. Điều này vô tình được Lưu Thiện tiết lộ sau khi say rượu.
Theo đó, trong một lần say rượu, Lưu Thiện tiết lộ nguyên nhân không xuất quân thảo phạt Đông Ngô để báo thù cho Lưu Bị là vì “không có binh quyền”. Câu trả lời ngắn gọn nhưng lại là nguyên nhân sâu xa nhất khiến cho Lưu Thiện không thể báo thù cho cha trong suốt 41 năm trị vì đất nước.
Năm xưa, liên minh Thục Hán – Đông Ngô vốn vô cùng khăng khít. Việc chủ trương xây dựng quan hệ tốt với Đông Ngô cũng là một nước cờ chính trị quan trọng nhằm thực hiện “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đã đề ra để giúp Thục Hán tranh đoạt thiên hạ.
Mục tiêu của hai tập đoàn chính trị này đều có chung lợi ích là hợp sức để tiêu diệt Tào Ngụy. Tuy nhiên, cái chết của Quan Vũ đã làm thay đổi. Lưu Bị vì quá nôn nóng, một lòng đòi báo thù nên đã quyết tâm thảo phạt Đông Ngô, mặc do thừa tướng Gia Cát Lượng cùng nhiều vị tướng hết sức can ngăn.
Cuối cùng Lưu Bị chịu thất bại thảm hại, thậm chí uất ức mà sinh bệnh rồi qua đời một cách đầy tiếc nuối.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi và nhận được sự phò tá đắc lực của thừa tướng Gia Cát Lượng. Lúc bấy giờ, tiếng nói và hành động của Gia Cát Lượng đều trở thành tâm điểm và được mọi người trong triều ủng hộ, do vị thừa tướng này nắm toàn quyền quyết định cả việc triều chính và quân binh.
Để đối phó với những rắc rối cả bên trong nội bộ Thục Hán và bên ngoài, Gia Cát Lượng đã cử sứ giả đến để giảng hòa với Tôn Quyền nhằm xây dựng lại liên minh với Đông Ngô. Bởi khi đó, nếu Tôn Quyền liên minh với Tào Ngụy và hợp sức tấn công thì Thục Hán khó bề yên ổn. Lưu Thiện bấy giờ vẫn còn nhỏ tuổi, không có thực quyền. Do đó, mọi việc lớn nhỏ trong triều, ông đều nhất quyết nghe theo Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, dù sau khi Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234, Lưu Thiện cũng chưa nắm được quyền lực tối thượng và binh quyền trong tay, bởi những người được Gia Cát Lượng hết lòng bồi dưỡng và ủng hộ lại nắm quyền lực trọng yếu trong triều và quân đội. Do đó, về cơ bản, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, kim chỉ nam của Thục Hán vẫn là liên minh với Đông Ngô, đồng thời tiêu diệt Tào Ngụy, tiến tới phục hưng Hán thất.
Thứ hai, sở dĩ Lưu Thiện chưa thể trả thù ngay cho cha là bởi vì thất bại trong chiến dịch thảo phạt Đông Ngô của Lưu Bị đã giáng một đòn nặng nề vào Thục Hán. Sinh lực của đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi không chỉ tiêu tốn rất lớn cả về tài chính lẫn vật lực.
Do đó, nhiệm vụ trước mắt đặt ra đối với Thục Hán sau cái chết của Lưu Bị, chính là chấn chỉnh quân đội, phục hưng và phát triển sản xuất, bình định nội loạn trong nước.
Do đó, nếu như khi đó Lưu Thiện lại bắt đầu một chiến dịch quân sự để báo thù cho cha, e rằng sẽ khiến lòng dân càng thêm bất ổn và Thục Hán ngày càng rơi vào tình thế khó khăn hơn.
Thứ ba, sở dĩ Lưu Thiện không báo thù cho Lưu Bị là vì Tào Ngụy quá hùng mạnh và đối thủ thực sự của Thục Hán là Tào Ngụy, chứ không phải là Đông Ngô.
Hơn nữa, sau nhiều lần thực hiện chiến dịch Bắc phạt, liên tục mang quân đi đánh Tào, đều khiến cho Thục Hán rơi vào cảnh hao quân tổn tướng, ngân sách quốc gia bị thâm hụt đáng kể. Điều này khiến Thục Hán dần rơi vào thế yếu trên võ đài Tam Quốc, đặc biệt là sau khi Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234.
Lưu Thiện “đại trí giả ngu”
Năm 263, khi quân của Tào Ngụy tiến đánh Thục Hán, thay vì xuất quân để giao chiến, Lưu Thiện lại bất ngờ mở cổng xin đầu hàng. Thục Hán cũng chính thức diệt vong.
Lưu Thiện được đưa về Lạc Dương, kinh thành của Tào Ngụy. Lưu Thiện được triều đình nhà Tào Ngụy phong là An Lạc Công. Tuy nhiên, Tư Mã Chiêu, một quyền thần của Tào Ngụy vẫn luôn đề phòng Lưu Thiện. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, trong một bữa tiệc, sau khi xem điệu múa của nước Thục, thay vì cảm động phát khóc như nhiều vị quan, Lưu Thiện lại bình tĩnh nói: “Ở đây tôi rất vui, không còn nhớ gì đến đất Thục nữa”.
Chính nhờ câu nói ngốc nghếch quên cả nước Thục của Lưu Thiện mà Tư Mã Chiêu không còn nghi ngờ nữa.
Màn “đại trí giả ngu” này tuy có chút chua xót nhưng để có thể sống sót và bảo vệ người dân nước Thục, Lưu Thiện buộc phải hành động như vậy.
Cả đời làm hoàng đế nhưng lại không có binh quyền trong tay, Lưu Thiện chỉ vô tình giãi bày qua một lần say rượu. Hóa ra không phải Lưu Thiện không muốn báo thù cho Lưu Bị, mà là vì chưa thực sự nắm binh quyền trong tay nên không thể quyết định được việc này. Thật là đáng tiếc!
Nguyệt Hòa biên tập
Theo soha