Triều đại nhà Minh: quả báo của những quan viên đốt kinh phá chùa

1702200056242669-536x400-1693891717913

Thư Đinh phá chùa Vạn Thọ, những người liên quan phải chịu quả báo

Thời xưa có một ngôi chùa tên là Vạn Thọ, được xây dựng dưới triều đại nhà Minh. Mỗi năm, vào ngày Hoàng đế lên ngôi và đổi niên hiệu, nơi đây đều cử hành nghi thức chúc mừng. Lúc này, Thái thú thường phải ra lệnh cho Vệ úy chuẩn bị trước một ngày và tuân thủ theo lệ cũ tại chùa Vạn Thọ để diễn tập nghi lễ.

Vào một ngày của năm Gia Tĩnh thứ 20 (1541), có 2-3 giáo quan từ học cung đã dẫn theo một vài đệ tử xấu ác vào chùa. Vì những tăng nhân trong chùa đón tiếp hơi chậm nên họ đã nuôi lòng thù hận với những nhà sư. Lúc đó, tình cờ có một quan ngự sử người Phúc Kiến tên là Thư Đinh đang đi tuần lại thành Tô Châu; ông này tôn sùng Lý học (triết lý Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho giáo) và không tín thờ Phật giáo, do đó ông đã nghe lời bọn người kia xúi bậy và ra lệnh phá hủy chùa Vạn Thọ ngay lập tức, thay thế bằng một học cung mới ở huyện Trường Châu.

Sau khi ra lệnh, ông đã yêu cầu cung cấp mười nghìn sợi dây thừng, mọi người không biết chúng được sử dụng vào mục đích gì. Sau khi chuẩn bị hoàn tất, vào một đêm nọ, ông đã triệu tập hàng nghìn người hầu và binh sĩ, cùng nhau đến chùa Vạn Thọ. Họ tháo bỏ gạch ngói, phá hủy cột trụ, đốt cháy kinh sách và kéo đổ tượng Phật. Hơn 300 nhà sư đã bị đày ra khỏi chùa, họ đi vòng quanh xe ngựa và than khóc. Chỉ có bộ tượng Tam Thế Phật là không thể bị kéo đi, bởi bộ tượng này được các nghệ nhân tạo ra từ 3 cây ngân hạnh còn sống, sau đó chặt bỏ cành lá và tạc thành 3 tượng Phật. Rễ cây vẫn còn trong đất và đã cố thủ được hơn nghìn năm. Thư Đinh không biết phải làm thế nào nên ra lệnh cho mọi người gọt vàng trên tượng Phật, chỉ khi vàng bị gọt hết thì mới dừng lại.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

v2 1c13ff5f1c29cfdff54c0bc40669cc2b r 1692944777334
Họ tháo bỏ gạch ngói, phá hủy cột trụ, đốt cháy kinh sách và kéo đổ tượng Phật (Nguồn: soundofhope)

Trần Giác Nguyên đã tận mắt chứng kiến việc này. “Tô Châu Phủ Chí” ghi chép: chùa Vạn Thọ đã trở thành một trường học, một số nhà sư vội vàng di chuyển tượng Phật quý ra phía đông chùa và dựng một túp lều để che gió mưa cho tượng Phật. Sau đó, người dân quyên góp đất để xây dựng lại Am Vạn Thọ. Trong hơn 300 năm tiếp theo, Am Vạn Thọ đã trải qua nhiều lần mở rộng diện tích, xây dựng lại, sửa chữa và bị phá hủy. Cuối cùng, vào năm Đồng Trị thứ 13 của triều đại nhà Thanh (1874), khu vực của Am Vạn Thọ đã được chuyển đổi thành cục Quân trang.

Sau khi ra lệnh phá hủy chùa Vạn Thọ, Thư Đinh đã mắc bệnh nặng, bị một vết loét trên lưng. Sau vài năm thì ông qua đời trong đau đớn, mất ở tuổi 48. Những giáo quan cùng những đệ tử xấu xa khi ấy cũng đã trải qua báo ứng, liên tiếp qua đời.

Uông Hoành phá chùa để xây lăng mộ cho gia đình mình

Tại phía nam thành Tân An có một tu viện được gọi là Thái Bình Thập Tự. Đầu triều Gia Tĩnh, một viên quan của huyện Vụ Nguyên tên là Uông Hoành nhận thấy nơi đây có lợi thế về phong thủy, ông quyết định dùng nơi này để xây lăng mộ cho gia đình mình. Do đó, ông đã phá hủy tu viện, kéo đổ tượng thần và thiêu đốt kinh sách. Ngôi chùa ngàn năm hương hỏa đã bị hủy diệt chỉ trong phút chốc.

Chưa đầy một tháng sau đó, Uông Hoành mắc bệnh nan y và qua đời. Sau khi ông mất, vợ con ông cũng lần lượt qua đời, gia sản của Uông Hoành gần như bị tiêu hủy hoàn toàn và cuối cùng mồ mả cũng không được xây dựng.

Trong lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay, có nhiều ví dụ về việc phá hủy tu viện và hủy hoại tượng Phật. Dân gian tiết lộ rằng, những người phá hủy chùa và tượng Phật trong Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc từ năm 1966 đã gặp báo ứng. Tuy nhiên, có những người không tin vào điều này, khi báo ứng đến thì đã quá muộn. Có câu ngạn ngữ rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”. Hai ví dụ sống động trên đây đủ để khiến cho mọi người tỉnh ngộ!

Lan Chi biên dịch

Nguồn: Soundofhope (Huệ Minh)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: