Blog
Trong một gia đình có hai con, vì sao con thứ hai thường thông minh hơn con đầu lòng?
Bạn có quan sát rõ không? Một gia đình có hai đứa con, người con thứ hai thường thông minh hơn đứa con đầu, rốt cuộc là nguyên nhân nào tạo thành? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 nguyên nhân chính, chúng ta có thể tham khảo như sau:
Kinh nghiệm sinh sản của người mẹ khác nhau
Hầu hết phụ nữ mang thai lần đầu tiên sinh con là bỡ ngỡ, kiến thức về thai nghén hoàn toàn trống rỗng, không biết cách ‘thai giáo’ cho con như thế nào trong thời kì mang thai.
Tuy nhiên, sau khi sinh con thứ hai, những bà mẹ mang thai đã có nhiều kinh nghiệm rút ra từ lần thai nghén đầu tiên, hơn nữa còn có phương cách để đối ứng với những tình huống khẩn cấp. Trong tình huống này, vấn đề dinh dưỡng, giáo dục tính cách từ nhỏ cho con thứ hai, cũng sẽ được thành thục và chính xác hơn so với đứa con đầu lòng. Hơn nữa, trong quá trình mang thai bé thứ hai, mẹ cũng có thể có tương tác nhiều hơn với trẻ, khiến trẻ cảm nhận được sự chăm sóc, yêu thương từ người mẹ.
Trong trường hợp này, khi tuổi của đứa trẻ thứ hai dần lớn lên, sự phát triển trí tuệ của chúng cũng sẽ nhanh hơn nhiều so với đứa trẻ đầu tiên.
Thứ hai, cách chăm sóc của mẹ dành cho con đầu và con thứ hai là khác nhau
Trong quá trình chăm sóc con cái, chế độ ăn uống, sinh hoạt của đứa trẻ đầu tiên thường được thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ bảo của bác sĩ, hoặc kinh nghiệm do thế hệ đi trước truyền dạy. Phương pháp này tuy rằng rất hoàn thiện, nhưng cũng khiến cho đứa con đầu thiếu đi năng lực tự xử lý và chăm sóc. Tuy đứa trẻ còn nhỏ, nhưng năng lực tự thân vận động cũng là một vấn đề hết sức cần thiết và cần được coi trọng.
Tuy nhiên, sau khi sinh con thứ hai, khi có nhiều kinh nghiệm hơn, cha mẹ sẽ luôn tìm nhiều cách khác nhau để con tự thân tự lập hơn, điều này vô hình trung sẽ tạo dựng cho đứa con nhỏ hơn sự tự lập, dù là về chế độ ăn uống hay sinh hoạt, đứa trẻ thứ 2 cũng thường có tính cách mạnh mẽ hơn đứa lớn, sức đề kháng miễn dịch của cơ thể và khả năng đối ứng với tình huống cũng tốt hơn nhiều so với đứa đầu.
Môi trường sinh hoạt của con đầu và con thứ khác nhau
Trong quá trình chăm sóc con cả, các bà mẹ thường cảnh giác 120%. Mục đích là không để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong việc chăm sóc con cái, chỉ cần trẻ quấy khóc hay làm khó, bố mẹ sẽ lập tức sẽ dỗ dành, vỗ về, lâu dần đứa trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào người khác. Sau khi một thói quen được hình thành, trẻ sẽ khóc để giải quyết vấn đề khi không thể đạt được điều hoặc hành vi như ý muốn.
Khi nuôi con thứ hai, những vấn đề này vốn đã là chuyện “vụn vặt” đối với cha mẹ, và cha mẹ cũng hiểu rằng việc khóc trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng gì đến trẻ, điều này dần dần khiến đứa trẻ thứ hai hiểu rằng khi gặp sự cố thì chúng cần tự bản thân giải quyết, khóc lóc ăn vạ cũng không có tác dụng gì. Khi con trẻ khóc lóc ăn vạ, cha mẹ cũng không nên câu nệ quá, cần để trẻ học cách tự lập, tự giải quyết vấn đề của mình.
Cách suy nghĩ của trẻ tương đối trực quan, khi nhận thấy một hành vi không thể mang lại lợi ích gì cho mình, chúng sẽ chuyển sang phương thức khác để giao tiếp.
Khi người con thứ hai dần tìm ra cách giao tiếp hòa bình với cha mẹ và có lợi cho bản thân, người con thứ hai sẽ sử dụng phương pháp này và để cha mẹ yêu thương mình hơn.
Sau một thời gian dài, đứa trẻ thứ hai có thể trở nên hòa đồng và thông minh hơn trong môi trường sống này.
Kết luận:
Trên thực tế, chỉ cần hai đứa trẻ khỏe mạnh, sự chênh lệch về trí thông minh giữa đứa đầu và đứa thứ hai cũng không lớn. Đối với đứa trẻ đầu, đứa trẻ thứ hai sẽ lợi thế hơn một chút. Làm thế nào để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ thông minh, có tương lai triển vọng, thì ngoài yếu tố bẩm sinh ra, cách giáo dục của cha mẹ là quan trọng nhất.
Theo: Kỳ Thiên – Secretchina
Lan Hòa biên dịch