Lương Sơn Bạc quy tụ 108 vị anh hùng, mỗi anh hùng đều có những đặc điểm nổi bật riêng, người võ thuật cao nhất là Lư Tuấn Nghĩa, người khỏe nhất thuộc về hòa thượng Lỗ Trí Thâm vậy người nghĩa khí nhất thuộc về ai?
Trên Lương Sơn Bạc có nhiều hảo hán như vậy, nhưng khi họ đứng trước Lư Tuấn Nghĩa sẽ bị mờ nhạt. Vậy thì võ lực của Lư Tuấn Nghĩa cao đến cỡ nào?
Lư Tuấn Nghĩa người thành Hà Bắc (liệt vào hàng Tam kiệt Hà Bắc). Thủy hử mô tả Lư Tuấn Nghĩa mình cao chín thước, mắt sáng như sao, tướng mạo tựa thần. Niên kỷ của Lư Tuấn Nghĩa chừng 34-35 tuổi.
Năm đó quân Liêu mang quân xâm lược nhà Tống, triều đình sai Đồng Quán mang quân đánh dẹp. Dưới trướng Đồng Quán có Lư Tuấn Nghĩa (lúc này là tướng nhỏ) với Chu Vũ làm quân sư cho Lư Tuấn Nghĩa.
Đồng Quán nhờ hai người họ mà đánh thắng quân Liêu biết bao trận, đuổi quân Liêu ra khỏi bờ cõi, còn đánh đến Đàn Châu của nước Liêu. Lư Tuấn Nghĩa hiến kế nên cho ông với Chu Vũ mấy trăm quân ra dụ địch, rồi toàn quân xông ra đánh tan được Liêu.
Lư Tuấn Nghĩa ngang nhiên trước vòng vây của hàng vạn quân Liêu, ông hiên ngang một mình một ngựa cầm thương chiến đấu với bốn vị tướng hung hãn của Đại Liêu trong một giờ, và cuối cùng đánh bại bốn tướng quân của quân Liêu.
Chỉ có một trận đánh này trong “Thủy hử”, đã cho thấy bản lĩnh của Lư Tuấn Nghĩa và đỉnh cao võ công của Lữ Tuấn Nghĩa, đồng thời cũng là kỷ lục chói lọi nhất của Lư Tuấn Nghĩa, ông đã phá được vòng vây rút lui an toàn, điều đó đủ cho thấy võ công của ông cao đến mức nào.
Ngoài ra, ông còn có thể đâm bị thương tướng Phích Lịch Hỏa Tần Minh và bắt sống Sử Văn Cung nhanh gọn, điều này cho thấy sức mạnh phi thường của ông. Vì vậy, ông cũng là tổng tư lệnh của Lương Sơn Bạc và ông được liệt vào hàng Tam kiệt Hà Bắc.
Người mạnh nhất ở Lương Sơn chính là hòa thượng Lỗ Trí Thâm, người làm ra cây Thiền trượng nặng 62 cân không thấm mưa gió, sáng lóa, nhìn vào hoa mắt.
Khi tới chùa Tướng Quốc, Lỗ Trí Thâm phụ trách việc trông coi vườn rau. Một hôm, để thu phục bọn lưu manh, Trí Thâm đã nhổ bật gốc cây dương liễu.
Nguyên tác viết: “Trí Thâm bước đến cây dương liễu, cởi áo choàng, hai tay buông xuống, gập người, tay trái để bên trên, thuận thế thắt lưng, ôm lấy cây dương rồi từ từ kéo bật rễ lên, bọn lưu manh thấy vậy vội quỳ xuống đất nói: “Sư phụ không phải là phàm nhân, mà đúng là La Hán, không có vạn kim lực làm sao có thể nhấc lên được”.
Vậy ai là người nghĩa khí nhất trong Thủy Hử?
Kim Thánh Thán, một học giả thời mạt Minh đánh giá Võ Tòng là người có nghĩa khí của bậc nam nhi nhất. Vì sao ông đánh giá như vậy?
Võ Tòng được biết đến rộng rãi với tài đánh hổ. Sau hai năm sống lưu lạc, Võ Tòng rất nhớ anh trai mình, đi qua huyện Thanh Hà, Võ Tòng đã uống liền 18 bát rượu, rồi đánh chết hổ trên đồi Cảnh Dương. Nhờ chuyện này Võ Tòng được huyện lệnh của vùng phong chức Đô đầu.
Sau một năm xa cách, Võ gia huynh đệ gặp lại nhau, vui mừng khôn xiết. Võ Thực dẫn em về nhà ra mắt người vợ mới cưới của mình – Phan Kim Liên.
Võ Thực là con cả trong nhà nên được gọi là “Võ Đại Lang”. Ông làm nghề bán bánh hấp để nuôi lớn Võ Tòng. Võ Thực tuy vóc dáng khiêm tốn, dung mạo xấu xí, nhưng có cô vợ Phan Kim Liên rất đẹp nhưng cũng rất đa tình. Khi Võ Tòng về thăm anh, Phan Kim Liên thấy em chồng dáng hình tuấn kiệt, dung mạo ưa nhìn, hơn hẳn chồng mình nên ả tâm thần say đắm.
Phan Kim Liên tìm mọi cách dụ dỗ, ve vãn em chồng nhưng đều không có kết quả. Thậm chí Võ Tòng còn sỉ mắng ả một trận khiến ả ngượng chín mặt và khuyên ả nên sống cho phải đạo. Tuy vậy, ả không thay đổi lại tư thông với Tây Môn Khánh. Sau đó ả bày mưu tính kế với Tây Môn Khánh giết chết Võ Đại Lương.
Sau khi Võ Tòng biết chuyện đã giết chết Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh xong bị đày đến Mạnh Châu, tại Mạnh Châu Võ Tòng đã giúp Thi Ân, người đã chiếu cố ông trong giai đoạn khó khăn này – giành lại địa bàn làm ăn từ Tưởng Môn Thần. Sự việc này đã khiến Tưởng Môn Thần vô cùng tức giận và cấu kết với Trương Đô Giám để hãm hại ông.
Lúc này, Trương Đô Giám gọi Võ Tòng về làm trong phủ, giả vờ đối xử tốt với ông đê ông không chút đề phòng. Sau đó, Võ Tòng bị vu tội ăn cắp và bị giam trong tù, nhờ có Thi Ân nên ông được giảm án và chỉ đi đày.
Lúc này Tưởng Môn Thần và Trương Đô Giám vẫn không tha cho ông khi phái sát thủ đến sát hại ông, khiến Võ Tòng rất tức giận quyết tâm giết chết những kẻ này.
Võ Tòng đã đột nhập vào nhà của Trương Đô Giám, không những giết Trương Đô Giám và Tưởng Môn Thần mà còn những kẻ thân cận bọn chúng. Sau khi hạ thủ, Võ Tòng để lại mảnh giấy viết bằng máu: “Kẻ giết người chính là Võ Tòng đánh hổ”.
Trên đường đi đày do giết Phan Kim Liên, Võ Tòng còn bị một đám sát thủ do kẻ thù sai khiến vây giết. Trận đánh của ông với sát thủ trở thành kinh điển trong Thủy Hử, khi một người bị còng tay chân không có vũ khí có thể đánh bại một đám sát thủ trang bị đầy vũ khí.
Với sức mạnh phi thường và võ nghệ cao cường cùng khả năng xử lý nhanh nhạy đã giúp Võ Tòng thoát khỏi tay của thần chết dù ở thế khó.
Chúng ta có thể thấy rằng, Võ Tòng là người có thù tất báo, ghét kẻ ác, hành động nghĩa hiệp, coi trọng tình nghĩa, con người của ông mang đầy đủ bản chất của một nam tử Hán.
Nguyệt Hòa
Theo sohu