Văn hóa

“Truyền thuyết Bạch Xà” ca ngợi tình yêu đôi lứa hay là một câu chuyện cảnh tỉnh thế nhân?

Trong “Bạch Xà truyện”, Bạch Xà trở thành đối tượng được ca ngợi, và Pháp Hải, một cao tăng lỗi lạc hàng phục yêu ma, trở thành một kẻ chuyên đi lo chuyện bao đồng và bị người người ghét bỏ.

“Bạch Xà truyện” là một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, trải qua năm tháng câu chuyện có rất nhiều dị bản. Có lần tôi đọc lại nguyên tác của “Bạch Xà truyện”, nhận ra rằng các dị bản về sau diễn biến câu chuyện hoàn toàn lệch khỏi diện mạo ban đầu so với nguyên tác, làm mất đi hàm nghĩa chân chính ban đầu, thậm chí đảo ngược lại nội dung ban đầu.

Theo nguyên tác của ” Bạch Xà truyện”, Pháp Hải là con trai của danh tướng Bùi Hưu thời Đường Tuyên Tông, sau này xuất gia và đến Kim Sơn để tu hành. Một ngày nọ khi đang tĩnh tọa nhập định thì một con Bạch Xà lao ra và nhìn ông chằm chằm. Người xuất gia có đức hiếu sinh nên đã khuyên giải Bạch Xà, dùng pháp lực khiến nó sợ mà rời đi.

Tiếp theo về sau là câu chuyện về Pháp Hải thu phục hai con yêu quái. Từ thời Trung Quốc cổ đại đã lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về yêu quái làm hại con người, “Bạch Xà truyện” thời Đường là câu chuyện về một con rắn trắng hóa thành mỹ nữ để mê hoặc người háo sắc, sau đó ăn thịt họ. Câu chuyện nhấn mạnh nghĩa lý: ngàn vạn lần không được để mê hoặc bởi sắc dục, người và yêu không thể chung sống.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Tại Hàng Châu cũng có ghi chép câu chuyện tương tự về yêu tinh rắn làm hại con người, Theo “Tịnh Từ tự chí” có ghi chép lại, thời nhà Tống có một con rắn trắng sống gần chùa thường hóa thành mỹ nữ để mê hoặc con người. Tác phẩm “Tây Hồ tam tháp ký” thời Tống kể về câu chuyện một người con gái do Bạch Xà hóa thành đi lạc và được Hứa Tuyên giúp, song bạch xà lại muốn ăn tim gan của Hứa Tuyên, cuối cùng con rắn bị trấn áp dưới ba tòa tháp ở Tây Hồ, câu chuyện cũng nhấn mạnh rằng người và yêu không thể lẫn lộn.

Đến thời nhà Minh, Phùng Mộng Long trong “Cảnh thế thông ngôn” chỉnh lý câu chuyện về bạch xà thành “Bạch nương tử vĩnh trấn Lôi Phong tháp”, bắt đầu nhân cách hóa Bạch Xà, nhưng chủ đề vẫn là rắn hại người, khiến Hứa Tuyên gặp nhiều tại họa, và vẫn nhấn mạnh rằng người và yêu không thể cùng chung sống, khuyên con người đừng nên phóng túng để bị sắc dục làm mê hoặc, nhà sư Pháp Hải trong truyện vẫn là nhân vật chính diện. Câu chuyện “Bạch nương tử vĩnh trấn Lôi Phong tháp” ghi lại như sau:

Hứa Tuyên đi thăm Hồ Tây và gặp một cô gái xinh đẹp tên là Bạch Nương tử, bị thu hút bởi sắc đẹp nên kết thành vợ chồng. Nhưng Bạch Nương tử là yêu tinh rắn biến hóa thành và mang đến cho Hứa Tuyên nhiều tai họa, nhờ cao tăng Pháp Hải mà Hứa Tuyên biết vợ mình thực ra là yêu quái và nhất định phải diệt trừ. Hứa Tuyên về nhà ấn cái bát lên đầu của Bạch Xà theo như lời dặn dò của Pháp Hải.

“Hứa Tuyên từ từ ấn bát xuống, không dám thả lỏng tay, chỉ nghe bên trong bát có tiếng nói: ‘Ta cùng chàng kết nghĩa phu thế mấy năm nay, sao lại không có chút tình nghĩa đến thế! Hãy thả ta ra!’. Hứa Tuyên đang không biết xử lý thế nào thì có người báo rằng: ‘Có một vị hòa thượng, nói là đến đây để thu phục yêu quái’. Hứa Tuyên nghe xong, vội sai Lý quản gia mời Thiền sư vào trong. Vừa trông thấy Pháp Hải, Hứa Tuyên nói: ‘Xin người hãy cứu đệ tử!’.

Sau đó, không biết Thiền sư niệm cái gì trong miệng. Niệm xong, nhẹ nhàng mở cái bình bát ra, chỉ thấy Bạch nương tử co người lại còn giống như hình nộm, hai mắt nhắm chặt, nằm bất động dưới mặt đất. Thiền sư quát: ‘Là nghiệt chướng phương nào, sao lại dám quấy rối người ta? Hãy mau nói cho rõ!’.

Bạch nương tử đáp: ‘Thiền sư, tiểu nữ là một con mãng xà, bởi vì mưa gió hoành hành, đành phải đến Tây Hồ an thân, ở cùng một chỗ với Thanh Thanh. Không ngờ lại gặp Hứa Tuyên nảy sinh tình cảm, nhưng tiểu nữ chưa từng sát hại sinh linh. Cúi xin thiền sư rộng lòng từ bi!’. Thiền sư lại hỏi: ‘Thanh Thanh là yêu tinh gì?’. Bạch nương tử nói: ‘Thanh Thanh là cá trắm đen nghìn năm mới đắc được linh khí, nay sống ở dưới cây cầu thứ ba trong Tây Hồ. Nhất thời quen nhau, kết làm bạn hữu. Nó chưa từng được một ngày vui vẻ, mong Thiền sư thương xót!’.

Thiền sư nói: ‘Niệm tình ngươi nghìn năm tu luyện, ta tha chết cho, hãy hiện nguyên hình!’. Bạch nương tử không chịu. Thiền sư vô cùng tức giận, trong miệng lẩm bẩm vài câu, quát to rằng: ‘Kiết Đế đâu? Mau bắt Thanh Ngư quái đến đây, cùng với Bạch Xà hiện nguyên hình, nghe ta xử lý!’. Trong chốc lát, trước sân nhà nổi lên cuồng phong. Khi cơn cuồng phong qua đi, thì “xoẹt” một tiếng, giữa không trung rơi xuống một con cá trắm đen, nhảy đành đạch trên mặt đất mấy cái, rồi co lại thành một con cá trắm nhỏ hơn trước.

Bạch nương tử lúc đó cũng hiện nguyên hình, biến thành một con bạch xà dài ba thước, vẫn còn ngóc đầu nhìn Hứa Tuyên. Thiền sư đem hai con vật đặt trong bình bát, xé một mảnh áo phong kín miệng bình bát. Đem đến trước chùa Lôi Phong, đặt bình bát dưới mặt đất, sai người vận chuyển gạch đá, xây thành một cái tháp. Về sau, nhờ Hứa Tuyên đi hoá duyên mà đã xây thành bảo tháp 7 tầng, nghìn vạn năm nay, Bạch Xà cùng Thanh Ngư không thể ra ngoài được nữa”.

Pháp Hải thu phục Bạch Xà, giam nó vào tháp Lôi Phong, lưu lại câu kệ: “Tây hồ nước cạn, Sông hồ chẳng lên, Lôi Phong tháp đổ, Bạch Xà xuất thế”.

Sau đó Hứa Tuyên tình nguyện xuất gia, lễ bái thiền sư làm thầy, trở thành hòa thượng trấn Lôi Phong tháp. Tu hành mấy năm, tịch hóa mà đi.

Có thể thấy đây không phải là một câu chuyện ngôn tình, càng không phải là câu chuyện ca ngợi tình yêu của Bạch Xà mà là một câu chuyện trừ ma diệt yêu, chỉ thêm thắt một số tình tiết.

Đến thời nhà Thanh, trong “Lôi Phong tháp truyền kỳ”, Bạch Xà lại trở thành nhân vật chính diện, trong khi Pháp Hải lại trở thành người chia rẽ mối lương duyên tốt đẹp giữa Bạch Xà và Hứa Tuyên. Ngoài ra đã tăng thêm rất nhiều tình tiết, đã xuất hiện trộm cỏ tiên, nước lũ Kim Sơn, tình tiết Bạch Xà sinh con, làm mất đi hàm nghĩa thuần chính của kịch bản ban đầu, mất đi tác dụng dẫn hướng đạo đức nhân loại quay trở về.

Trong “Bạch Xà truyện”, Bạch Xà trở thành đối tượng được ca ngợi, và Pháp Hải, một cao tăng lỗi lạc hàng phục yêu ma, trở thành một kẻ chuyên đi lo chuyện bao đồng, chia cắt lương duyên tốt đẹp và bị người người ghét bỏ.

Đến thời hiện đại, Lỗ Tấn đã nói trong tác phẩm “Luận về sự sụp đổ của Lôi Phong tháp” rằng:” Hãy thử lắng nghe ý kiến của bách tính khắp nước Ngô Việt mà xem, từ hương thân phụ lão, từ người già đến người trẻ, trừ những người đầu óc không tỉnh táo ra, thử hỏi có ai là không cảm thấy bất bình thay cho Bạch nương tử và trách Pháp Hải quá đa sự?”, đây là sự đả kích châm biếm sâu sắc dành cho Pháp Hải, và cũng là biểu hiện sự điên đảo giữa người và yêu.

Lỗ Tấn đã thay đổi cách hiểu về Pháp Hải. Từ chỗ là một bậc cao tăng đắc đạo chân chính, ra tay trừ yêu diệt hoạ, Pháp Hải trở thành “thế lực lễ giáo phong kiến” ngăn cản Bạch Xà và Hứa Tuyên đến với nhau. Các nhà phê bình nghệ thuật sau này chủ trương rằng con người đẹp nhất là khi từ bỏ những giá trị truyền thống để giải phóng nhân cách, đạt đến tự do về thân thể, yêu đương và hôn nhân.

Từ sự xuất hiện và diễn biến dần dần của “Truyền thuyết Bạch Xà”, có thể thấy quá trình quan niệm của con người từng bước thay đổi. Khi con người có đạo đức, con người có thái độ ghê tởm và chống đối các loại ma quỷ, yêu ma vi phạm luật trời và gây ra hỗn loạn trên thế gian; tôn trọng và ca ngợi những người hàng phục yêu ma, bảo vệ nhân loại.

Con người có thể tự giác, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, không làm tổn hại đến thiên nhiên, không tham luyến tiền bạc và sắc dục. Dần dần, tiêu chuẩn của con người về đúng sai, thiện ác đã thay đổi, và sau này, truyền thuyết trừ ma lại phát triển thành như bây giờ. Biết vợ mình là yêu quái hóa thành mà vẫn bằng lòng mê muội, còn ca tụng và duy trì kiểu kết hợp giữa người và yêu như thế này.

Hãy thử nghĩ xem với suy nghĩ bình thường của chúng ta, nếu một người biết vợ mình là rắn biến thành, liệu anh ta có dám tiếp tục sống với cô ấy không? Giống như Họa bì trong “Liêu trai chí dị”, nếu biết rõ ràng người phụ nữ đó là con quỷ ác đội lốt, thì có ai dám sống cùng không?

Nếu như có người dám, mượn cách nói của Lỗ Tấn, thì thật là đầu óc không tỉnh táo, không cần đến sự sống chết của mình nữa. Đối với những yêu ma quỷ quái, người ta muốn tránh còn không kịp nữa là, làm sao mà có thể chung sống được, huống gì là còn bảo vệ đến tận cùng và khen ngợi cái loại nửa người nửa yêu quái như vậy, đó là tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm của con người đã thay đổi không còn được nữa rồi.

Tố Tâm biên dịch
Nguồn: aboluowang

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *