Blog
Tư duy cá phổi: trẻ càng ngày càng xuất sắc khi gặp 3 kiểu người mẹ này
Người mẹ nào cũng muốn nuôi dạy được những đứa con ngoan. Tuy nhiên phương pháp tốt thì không phải mẹ nào cũng biết.
Tư duy của cá phổi
Vào mùa khô ở châu Phi, thời tiết nóng đến mức nhiều loài động vật sống dưới nước vì không còn môi trường sống nên lần lượt chết.
Điều đáng ngạc nhiên là loài cá phổi địa phương vẫn sống mà không cần nước. Khi không có nước, chúng đào hố sâu xuống lòng sông. Sau đó ẩn náu trong hố và quấn mình ngủ sâu trong mớ chất nhầy tự thân.
Khi mùa mưa đến, cá phổi thức dậy và phát triển nhanh chóng.
Ở châu Phi, cá phổi được mệnh danh là cá bất tử.
Vậy tư duy của một người như thế nào mà được gắn với tên của loài cá phổi này?
Cá phổi lẩn trốn xuống bùn khi nước rút, được ví như con người luôn lẩn trốn trước khó khăn. Cá phổi lần trốn thì sống, nhưng con người lẩn trốn thì không thể trường thành.
Con người không có cơ chế “tránh thời tiết”, khi bất hạnh ập đến, điều quan trọng là khả năng vượt qua nghịch cảnh thay vì trốn tránh hiện thực.
Trong giáo dục, người mẹ là động lực chính trong việc điều hướng con cái. Người mẹ nên rèn cho con khả năng chịu đựng gian khổ và sự siêng năng. Việc tiếp tục bảo vệ con mình khỏi mọi tác nhân, nghe có vẻ an toàn nhưng lại rất cực đoan.
Nhìn từ góc độ thực tế, con cái càng trở nên nổi trội thì gặp những kiểu bà mẹ dưới đây:
1. Người mẹ “độc ác” nuôi dạy những đứa con tự lập
Ngay khi trẻ bước vào trường học, các em bắt đầu phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Về mặt học tập, nếu không theo kịp các bạn thì đồng nghĩa với việc con đã thua ngay từ vạch xuất phát.
Sau khi ra trường, chúng càng phải cạnh tranh nhiều hơn. Nếu không biết cạnh tranh thì sẽ khó kinh doanh, thậm chí khó tìm được việc làm.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không biết, để con mình giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát họ phải làm những gì.
Khi đứa trẻ ở tuổi đôi mươi và phải tự lập, nó phát hiện ra rằng mình hoàn toàn không thể đứng dậy và thậm chí còn không có kỷ luật tự giác cơ bản.
Trẻ học cách tự xoay sở càng sớm thì càng sớm có khả năng “tự chữa lành” và tự mình thoát khỏi rắc rối.
Vào những năm đầu của triều đại Bắc Tống, khi Lã Mông Chính còn nhỏ, ông bị cha đuổi ra khỏi nhà và sống cùng mẹ trong một căn nhà tồi tàn.
Trong dịp Tết Nguyên đán, trong nhà không có gì cả. Mẹ của Lã Mông Chính đã sắp xếp cho ông đến nhà một người họ hàng để mượn đồ Tết. Nhưng người thân lo lắng gia đình Lã Mông Chính không có khả năng trả lại nên đã từ chối.
Sau khi bị đối xử lạnh lùng, Mông Chính đã viết một câu đối:Hai, ba, bốn, năm; sáu, bảy, tám mươi chín. Lo ngang: Bắc và Nam. Nghĩa là nếu thiếu một (quần áo) và mười (đồ ăn) thì chẳng có gì cả.
Sau này, Lã Mông Chính đậu nhất cử cao trung trạng nguyên và trở thành tể tướng. Khi về quê, có nhiều họ hàng đến nịnh nọt, nên ông lại viết một câu đối dán trước cửa: “Ngày xưa nạn đói kém, lúc hoạn nạn không có bà con họ hàng đến giúp đỡ; bây giờ gặp may mắn, Trương Tam Lý Tứ đều đến thêu gấm thêu hoa”.
Từng trải qua việc mượn đồ không thành, Lã Mộng Chính biết mình không thể dựa vào ai nên đã nỗ lực không ngừng. Ông cũng hiểu, trong tương lai, ông phải dựa vào chính mình.
Người mẹ có vẻ tàn nhẫn trong việc chăm sóc con là hiện thân của câu nói: “Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khổ, mọi việc đều phải dựa vào chính mình”.
Mọi người bị buộc phải tự lực cánh sinh, và trẻ em rồi cũng sẽ như vậy. Con người cần phải trải nghiệm càng sớm càng tốt thay vì đợi đến khi cha mẹ già yếu.
Trẻ nên nhận ra rằng, người thân cũng như mái nhà để nghỉ ngơi. Nhưng đó không phải là chiếc giường êm dịu để tùy ý say ngủ, cũng không phải lúc nào cũng có thể nương tựa.
2. Người mẹ “có kế hoạch” nuôi dạy những đứa con có tầm nhìn
Cá phổi đào hố sâu để tự vệ vào mùa nước cạn. Vào mùa mưa, chúng chui lên để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản. Nếu hạn hán kéo dài nhiều năm, cá phổi sẽ nằm im lìm trong nhiều năm.
Lưu Bá Ôn đã viết một câu trong cuốn sách của mình: “Chuẩn bị thuyền trong trường hợp hạn hán và may áo lông trong thời tiết nóng”. Hành vi này có vẻ ngược dòng nhưng lại là biểu hiện của người có tầm nhìn xa.
Mọi việc đều diễn biến theo quy luật, và chúng ta nên tư duy theo quy luật, thay vì chờ đợi sự việc xảy ra rồi vội vàng suy nghĩ xem cần phải làm gì.
Nhiều gia đình, con cái đã học xong đại học nhưng không có kế hoạch tìm việc làm. Chúng tuy có sức trẻ nhưng lại vô dụng như người già kiệt quệ. Đây là biểu hiện của việc không biết cách lên kế hoạch cho tương lai.
Đi bước đầu tiên, nhưng mắt đã phải nhìn xa mười bước phía trước. Cha mẹ nên để trẻ suy nghĩ nhiều hơn về tương lai, xác suất thành công trong giáo dục sẽ cao hơn.
Trước khi qua đời, mẹ của Khấu Chuẩn, một vị quan nổi tiếng thời Bắc Tống, đã vẽ bức họa “Hàn song khóa tử đồ”. Bà đưa nó cho nữ người hầu trong nhà và dặn, sau này khi ông làm quan, nếu có chuyện gì xảy ra hãy trao bức họa này cho Khấu Chuẩn.
Nhiều năm sau khi mẹ ông đã qua đời, Khấu Chuẩn trở thành tể tướng và chuẩn bị tổ chức một buổi yến tiệc sinh nhật hoành tráng. Lúc này, nữ người hầu cảm thấy thời khắc đã đến, bà lấy bức hoạ ra trao cho ông. Trong đó có viết một bài thơ, tam dịch như sau:
Ngồi học bên ánh đèn cay đắng và khó khăn.
Ta hy vọng con sẽ tu luyện bản thân vì mọi người.
Truyền thống gia đình là siêng năng và tiết kiệm.
Vì tấm lòng nhân hậu người mẹ đã dạy,
Khi giàu có không quên lúc nghèo đói.
Sau khi đọc xong bài thơ, Khấu Chuẩn lập tức hủy bỏ yến tiệc và từ đó trở đi, ông trở thành một quan chức thanh liêm. Tuy cuộc đời ông gặp nhiều thăng trầm nhưng không có tai họa lớn nào.
Khi cuộc sống suôn sẻ, hãy sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đối mặt với những thất bại. Khi tai hoạ ập đến, bạn có thể bình tĩnh đối diện và mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Tu dưỡng tư duy dài hạn có ý nghĩa hơn là sống trong hiện tại mà chỉ lo việc ăn uống, hưởng thụ.
3. Người mẹ keo kiệt nuôi dạy những đứa con tiết kiệm
Nhiều bà mẹ luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của con mình.
Thực tế, nếu người mẹ tỏ ra có điều kiện thì con cái của họ sẽ trở nên hoang phí.
Chỉ những bà mẹ keo kiệt mới tạo cho con cái ấn tượng “nhà không có tiền”. Dù trải qua những năm tháng trưởng thành trong cảnh nghèo khó nhưng con cái họ sẽ “sợ nghèo” và sẽ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm.
Là một đứa trẻ sinh vào những năm 1970, hồi tôi còn nhỏ, mẹ tôi rất ít khi cho tôi tiền tiêu vặt.
Một hôm, tôi và mẹ đi chợ bán rau. Tôi thấy bên cạnh có quán bún nên đòi ăn. Vì tôi ăn vạ quá lâu nên mẹ tôi đã mua cho một bát.
Nhưng ngay sau đó tôi cảm thấy rất có lỗi vì mẹ tôi đã phải nhịn ăn suốt một ngày.
Sau này, mẹ tôi thường nói với tôi rằng, bà chỉ có thể kiếm được vài đồng cho cả thúng rau, và việc trồng rau đòi hỏi rất nhiều công sức.
Bản thân “nghèo đói” là một cách giáo dục và là nền tảng để chịu đựng gian khổ và làm việc chăm chỉ.
Samuel Johnson từng nói: “Người vừa có thể tiêu tiền vừa kiếm được tiền là người hạnh phúc nhất, vì người đó được hưởng hai loại hạnh phúc”.
Người mẹ thông minh không chỉ cho con tiền mà còn dạy con cách tiêu tiền và kiếm tiền.
Chúng ta không thể ngăn chặn khủng hoảng xảy ra, nhưng chúng ta có thể dự đoán được khủng hoảng và sẵn sàng đối phó với nó.
Tiểu thuyết gia Balzac từng nói: “Khó khăn là bước đệm cho thiên tài, là vận may cho người có năng lực và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.
Nếu bạn là một người mẹ, mẹ muốn con cái mình trở thành người như thế nào? Người mẹ thông thái sẽ lập kế hoạch từ khi con còn nhỏ để chúng cảm nhận được khó khăn của cuộc sống để trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Những người biết kiếm tiền là những người biết thích ứng, biết lập kế hoạch và có một tương lai đầy hứa hẹn.
Mẹ là người thầy đầu tiên của con nhưng không phải là người thầy cuối cùng. Và người thầy đồng hành cùng con suốt cuộc đời không ai khác là chính con. Phía trước còn rất nhiều chông gai, các mẹ nên chuẩn bị cho con một hành trang đầy tính kỷ luật và quan trọng là tính tiết kiệm và biết cách kiếm tiền nuôi sống bản thân trong tương lai.
Nguồn: Aboluowang.