Vị Hoàng đế dũng cảm nhất trong lịch sử, một mình vẫn chiến đấu quyết liệt với kẻ thù
Tại Trung Quốc cổ đại trong chiến tranh từng xuất hiện rất nhiều hãn tướng nổi tiếng nhưng bi thảm nhất phải kể đến Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Cuộc đời của Hạng Vũ, có thể nói là một khúc ca bi tráng, Ông lẽ ra đã có thể có cơ hội để làm nên đại sự, nhưng Hạng Vũ lại chọn cách tự vẫn ở sông Ô Giang.
Tất nhiên, ngoài Hạng Vũ, trong lịch sử Trung Quốc còn có một vị Hoàng đế rất dũng cảm, tương truyền tất cả quân sĩ đều chết trận, nhưng một mình ông vẫn chiến đấu với kẻ thù.
Nói về vị Hoàng đế này, thực ra ông có một mối quan hệ nhất định với Hoàng đế Hán Cao Tổ của nhà Hán và là cháu thứ 21 của Sở Nguyên Vương Lưu Giao. Từ một nông dân bình thường lên thành một hoàng đế lập quốc.
Lưu Dụ sinh ra trong thời đại loạn lạc, lúc đó toàn bộ đất đai phía bắc đều bị chiếm đóng bởi các tộc người thiểu số xâm chiếm. Một số lượng lớn người Hán di cư đến lưu vực sông Dương Tử để tránh chiến tranh, và gia đình Lưu Dụ cũng chuyển đến Kiều Châu vào thời điểm đó.
Không chỉ gia cảnh nghèo khó mà còn xấu số, mẹ ông mất vì bệnh tật chưa được bao lâu, bố ông định bỏ rơi ông nhưng may mắn thay, người dì của ông đã nuôi nấng anh nên người.
Có câu: “Loạn thế xuất anh hùng”, hoạn nạn khiến con người ta đau khổ vì, mất quê hương, nhưng đồng thời cũng là sân khấu để những người có năng lực và hoài bão nổi bật thể hiện tài năng của mình, và Lưu Dụ là người như thế, một anh hùng có thể thể hiện tài năng của mình trong lúc khó khăn. Sau khi Lưu Dụ gia nhập doanh trại, ông sớm được bổ nhiệm làm quan vì vẻ ngoài uy nghiêm và vóc dáng vạm vỡ.
Vào năm 399 sau Công Nguyên, để trả thù cho người chú của mình là Tôn Thái, Tôn Ân – một thừa tướng của nhà Tấn, tại Hội Kê đã dấy binh phản Tấn, có 8 quận Đông Nam tất cả đều hưởng ứng, Để chống lại quân nổi dậy, triều đình nhà Tấn cử tướng quân Tạ Diễm và Lưu Lao Chi đến để trấp áp.
Lúc ấy Lưu Dự được yêu cầu chuyển sang đội quân của tướng Lưu Lao Chi. Tháng 12 cùng năm, Lưu Lao Chi dẫn một đội quân lớn đến nước Ngô, sai Lưu Dụ dẫn theo hàng chục thuộc hạ của mình đi dò soát động thái của kẻ thù.
Không ngờ lại gặp phải quân chủ lực của kẻ địch trên đường đi, trong tình huống thực lực hai bên chênh lệch quá lớn, Lưu Dụ không hề nao núng, tung ra một trận quyết chiến với quân nổi dậy.
Cuối cùng, tất cả thuộc hạ của ông ta đều bị giết, khi con trai của Lưu Lão Chi là Lưu Kính Tuyên dẫn quân đến nơi, chỉ có một mình Lưu Dụ bê bết máu, nhưng ông vẫn chiến đấu với kẻ thù và giết rất nhiều người trong số họ.
Lúc này, quân nổi dậy bỏ chạy khi thấy quân nhà Tấn rất mạnh, Lưu Dụ và Lưu Kính Tuyên lợi dụng tình thế đuổi theo, Tôn Ân phải dẫn bại binh chạy ra biển để tránh tai họa. Mặc dù lần này Tôn Ân bị Lưu Dụ đánh bại nhưng vẫn không bỏ cuộc, sau đó đều bị Lưu Dụ đánh bại.
Vào năm 402 sau Công Nguyên, dưới sự truy đuổi quyết liệt của Lưu Dụ , Tôn Ân vì tuyệt vọng đã phải dẫn vợ con nhảy xuống biển tự tử. Vào năm 403 sau Công nguyên, cuộc chính biến Hoàn Huyền lại xảy ra, cuối cùng đã được dập tắt bởi Lưu Dụ.
Sau khi Hoàng đế Tấn An thiết lập lại triều chính, ông đã ra lệnh cho Lưu Dụ nắm quyền lực quân sự và chính trị, sau khi Lưu Dụ lên nắm quyền, ông không chỉ quét sạch các chế độ ly khai ở phía nam mà còn tiêu diệt các chế độ của Nam Yến nhà Tần ở phía bắc, thu phục Hà Nam, Sơn Đông và những nơi khác.
Năm 420 SCN, Lưu Dụ ép Hoàng đế Tấn nhường ngôi để lập lên Lưu Tống, và thời đại Nam Bắc triều chính thức bắt đầu. Theo ghi chép lịch sử, sau khi Lưu Dụ trở thành hoàng đế, ông đã thực hiện chỉnh đốn chính trị, kinh tế. Tiến thêm một bước trong việc loại bỏ các thế lực thị tộc.
Vì từ nhỏ Lưu Dụ đã sống trong cảnh nghèo khó nên ông cũng thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, trong thời gian tại vị, ông đã nhiều lần mưu cầu phúc lợi cho dân chúng và đề ra nhiều chính sách cải cách, làm giảm bớt nỗi thống khổ của nhân dân. Vào ngày 26 tháng 6 năm 422 sau Công Nguyên, Lưu Dụ qua đời ở tuổi sáu mươi.
Nguyệt Hòa
Theo sound of hope