Vì sao cổ nhân nói: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc?”
Người xưa có câu: “Tướng tùy tâm sinh”, từ lời nói và hành động của một người, bạn có thể thấy được sự bất hạnh hay may mắn trong tương lai của người đó.
Rung chân là một hành vi thiếu tôn trọng bản thân, đồng thời là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng người khác.
1. Đừng bao giờ rung chân khi đang ngồi
Người xưa tin rằng rung chân là dấu hiệu của sự phù phiếm. Nhiều người trong cuộc sống có thói quen rung chân, càng thả lỏng lại càng thích rung chân.
Điều này giống như một cái cây lớn, bề ngoài trông rất chắc chắn. Khi lắc mạnh, rễ của cây lớn sẽ không bị hư hại nhưng lá sẽ rụng do bị rung chuyển.
Điều này cũng đúng với cuộc sống của một người. Phúc lành giống như lá trên cây lớn, khi một người rung chân chính là rũ bỏ phúc lành của chính mình.
Trên thực tế, rung chân cho thấy tính tình của một người không ổn định và nóng nảy. Những người như vậy thường thiếu tự tin, không giữ được bình tĩnh, thiếu tháo vát và có xu hướng quá tham vọng.
Khi vua Phổ Nghi còn nhỏ, ông ấy luôn rung chân một cách vô thức. Thầy của Phổ Nghi lúc đó là Trần Bảo Sâm đã cảnh báo ông nhiều lần: “Khi cây rung chuyển lá sẽ rụng, vận mệnh con người cũng giống như vậy, sẽ bị kém đi. Khi ngồi phải có tư thế ngồi. Rung chân sẽ rũ bỏ mọi phúc lành”.
Nhưng chàng trai trẻ và phù phiếm Phổ Nghi không hề nghe lời mà vẫn đi theo con đường riêng của mình. Cuối cùng, nhà Thanh bị lật đổ.
Người xưa có câu: “Tay không bê bát nghèo 1 đời, rung chân nhún vai khó 3 đời”. Con người dù ăn, ngủ, ngồi hay đứng đều nên có tư thế và quy tắc đúng đắn.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lời nói và hành động của một người, từ lời nói và hành động thường phản ánh số phận của người đó.
Vì vậy, dù thế nào đi nữa, bạn cũng phải chú ý đến lễ nghi và hành vi của chính mình, nếu không, không chỉ người khác nhìn thấy sẽ khó chịu mà còn không tốt cho chính bạn.
2. Ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng
Tục ngữ có câu: “Trạm hữu trạm tướng, tọa hữu tọa tướng”, tức là đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi.
Mọi hiện tượng đều khởi lên từ tâm. Lời nói và việc làm có thể phản ánh đức hạnh và sự tu dưỡng của một người.
Trong Phật giáo, tất cả mọi người thường được dạy không làm điều ác, hành vi xấu thì thân thể sẽ không khỏe mạnh, dễ mắc bệnh tật, sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của con người.
Lí Hồng Chương, một chính trị gia vào cuối thời nhà Thanh, muốn thăng chức cho một ai đó trong số các đệ tử của mình nên đã mời một nhà tướng số đến giúp đỡ.
Nhưng điều không ngờ tới là thầy tướng số không chỉ nhìn vào khuôn mặt của tất cả mà còn quan sát cẩn thận tướng đi của họ.
Nhìn thấy vẻ mặt bối rối của Lý Hồng Chương, thầy tướng số liền chủ động giải thích: “Tướng đi không chính, đầu óc quanh co, khi đi gót chân không chạm đất, chứng tỏ sự yếu đuối. Những người như vậy thường không đáng tin cậy”.
Cái gọi là “tướng tùy tâm sinh” nghĩa là bạn có thể nhận ra một người bằng cách nhìn từ bên ngoài. Khi ngồi phải có tư thế ngồi, khi đứng phải có tư thế đứng, khi đi phải có tư thế đi.
Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” có câu: “Mệnh do ngã tác, phúc tự kỷ cầu”, nghĩa là: Mệnh do mình tạo, phúc tự mình cầu.
Số mệnh của một người đến từ lời nói và việc làm của chính mình, gieo nhân thiện thì gặp quả thiện; gieo nhân ác thì nhận quả báo xấu. Bởi vậy, lời nói và việc làm của bạn chính là phong thủy của cuộc đời bạn.
Từ đất nước đến cá nhân, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ sinh, lão, bệnh, tử, cuộc sống trên thế giới này không thể tách rời khỏi những ràng buộc của lễ nghi và phép tắc.
Những quy tắc lễ nghi này được lưu truyền cho đến ngày nay, chúng không chỉ là những kinh nghiệm được tổ tiên chúng ta đúc kết mà còn chứa đựng nhiều triết lý sống.
Một số người có thể cho rằng việc rung chân không đáng kể gì nhưng họ không biết rằng số phận của một người được phản ánh qua chi tiết của nhiều hành vi.
Những người có phúc sẽ luôn hạnh phúc trong trái tim, khuôn mặt và mọi cử chỉ. Tôi mong rằng sau khi đọc bài viết, các bạn có thể ghi nhớ lời dạy của người xưa và trở thành một người có đạo đức, có văn hóa, đồng thời sẽ tích lũy phúc lành cho bản thân và gia đình.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: aboluowang (Triệu Li)