Vì sao Gia Cát Lượng không thích “Kỳ mưu Tý Ngọ cốc” của Ngụy Diên?

du-an-moi-72

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, có một câu chuyện rất nổi tiếng về cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Nhiều người nói rằng Ngụy Diên đề nghị nên tấn công Quan Trung từ Tý Ngọ cốc, nhưng Gia Cát Lượng đã từ chối kế hoạch này, cuối cùng dẫn đến nhiều cuộc Bắc phạt đều thất bại.

Nhiều thế hệ sau cho rằng đó là sự cẩn trọng duy nhất trong cuộc đời của Gia Cát Lượng. Vậy, có phải Gia Cát Lượng không coi trọng kế sách của Ngụy Diên hay là do tính cách cẩn thận của ông?

Kỳ mưu của Ngụy Diên, trong lịch sử có ghi chép. Diên nói: “Hôm nay, Diên có 5 nghìn lính tinh nhuệ, có mang theo 5 nghìn lương thảo, đi theo hướng Tý Ngọ cốc mà tiến thẳng Trường An không quá 10 ngày là đến, mà không cần đi qua các điểm phòng thủ phía tây của Tào Ngụy”.

Dưới đây, chúng ta sẽ tập trung vào kế hoạch của Ngụy Diên và phân tích từng chút một về kế hoạch Tý Ngọ cốc: Trước hết, tiền đề của Ngụy Diên là Tào Ngụy không có binh lính ở Quan Trung.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Nhưng Theo “Tam Quốc: Tiểu sử Gia Cát Lượng“, người ta nói rằng Gia Cát Lượng đã chiếm ba quận Nam An, Thiên Thủy và An Định trong cuộc viễn chinh phương bắc đầu tiên. Hoàng đế Tào Ngụy là Tào Duệ đích thân dẫn quân tăng cường phòng thủ Quan Trung. Nhưng điều này thực sự được coi là đương nhiên.

Trên thực tế, Tào Ngụy luôn coi trọng việc phòng thủ Quan Trung. Ngay từ năm Kiến An thứ ba (198 SCN), Tào Tháo đã phái Chung Diêu dẫn một đội quân gồm 3.000 quân tiến vào Quan Trung. Về sau tướng quân số một của Mã Đằng ở Lương Châu đã đầu hàng Tào Tháo.

Kỳ mưu Tý Ngọ cốc có nhiều điểm sơ hở - Ảnh: Internet
Kỳ mưu Tý Ngọ cốc có nhiều điểm sơ hở – Ảnh: Internet

Vì vậy, quân của Chung Diêu tiếp tục bành trướng, sau khi trận Quan Độ nổ ra, sức mạnh của Chung Diêu không chỉ phòng vệ mà còn dẫn quân về phía bắc đến Bình Dương, Hà Đông, tham gia vào cuộc vây hãm phần còn lại của Viên Thị.

Sau đó, Tào Tháo đã giết Mã Đằng, và bình định được Mã Siêu, ông đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Quan Trung, và dần dần mở rộng thế lực của mình đến Lũng Hữu. Để tăng cường sức răn đe quân sự và kiểm soát khu vực này, Tào Ngụy liên tiếp cử các tướng Tào Nhân, Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Mậu, v.v … đến giám sát quân Quan Hữu.

Theo “Tư trị thông giám”, quyển 80: Đầu thời nhà Ngụy, Tào Tháo lập tổng chỉ huy quân đội, chuẩn bị quân đánh Ngô ở phía đông nam, chuẩn bị quân đánh Thục ở phía tây, và chuẩn bị quân đánh Hồ ở phía bắc, thuận theo kinh trọng mà chinh, trấn, an, bình, hào…, Có thể thấy rằng toàn bộ quân đội đã được Tào Tháo thể chế hóa.

Nói tóm lại, Tào Ngụy đã hoạt động ở Quan Trung gần 30 năm kể từ khi Chung Diêu vào Quan đến khi Gia Cát Lượng Bắc phạt. Mặc dù rất khó để xác minh sức mạnh quân sự ở Quan Trung, nhưng ít nhất nó không phải là “chỉ có các quan kiểm duyệt và các quận trưởng” như Ngụy Diên nói.

Có thể hình dung rằng nếu quân Thục tiến sâu, sẽ đụng độ trực diện với quân Ngụy ở Quan Trung, và dần dần sẽ hết lương thực và cỏ nếu trận chiến kéo dài.

Thứ hai, hãy nói về kế hoạch tiếp tế hậu cần của Ngụy Diên. Kế hoạch của Ngụy Diên là dẫn 5.000 binh lính và 5.000 nhân viên hậu cần mang theo lương thực cho quân đội. Theo “Mộng Khê Bút Đàm. Quan Chính nhất” của Thẩm Quát vào thời Bắc Tống, cho rằng, nếu kế hoạch của Ngụy Diên thì một người trong quân phải đảm bảo cung cấp lương thực cho một người lính, nghĩa là giới hạn của quân Thục là 18 ngày. Nếu muốn cẩn thận hơn trong việc đảm bảo lương thực cho việc rút lui sau khi tấn công thất bại, thì sẽ chỉ còn 9 ngày thôi.

Mặc dù ước tính của Thẩm Quát dựa trên bối cảnh của đời Bắc Tống, nhưng so với thời Tam Quốc cũng không khác là mấy. Trên thực tế, Tào Ngụy rất giỏi trong việc quân sự, và đây chính xác là những gì ông ta ước tính về quân Thục.

Gia Cát Lượng trên màn ảnh
Gia Cát Lượng trên màn ảnh – Internet

Khi Gia Cát Lượng bao vây Thương Thành trong cuộc Bắc phạt lần thứ hai, Ngụy Minh Đế đã phái Trương Cáp dẫn quân đến giải cứu Lũng Hữu, ông lo rằng Trương Cáp chưa đến kịp thì Gia Cát Lượng đã phá được Trần Thương.

Nhân đó hỏi Cáp rằng: “Khi tướng quân đến nơi, Lượng đã lấy được Trần Thương hay chưa?” Cáp biết Lượng ít quân không có lương thực, chẳng thể đánh lâu, thưa rằng: “Bỉ thần chưa tới nơi, Lượng đã chạy rồi vậy; Tính ra thì lương thảo của Lượng chẳng còn đủ đến mười ngày.” Cáp tiến quân đêm ngày đến Nam Trịnh, Lượng đã lui binh.

Như vậy, theo Kỳ mưu Tý Ngọ cốc của Ngụy Diên cần 3 yếu tố:

Thứ nhất là tốc độ: Ngụy Diện đem 5000 quân tinh nhuệ và 5000 quân lương thảo hành quân gấp rút theo hướng Tý Ngọ cốc đến Trường An trong vòng 10 ngày, đánh cho kẻ địch không kịp trở tay. Thế nhưng trong vòng 10 ngày thực sự đến được Trường An sao?

Hậu thế sau này có một nhân vật là Sấm Vương, đã di chuyển theo hướng Tý Ngọ cốc nhưng ông cũng cần tới 15 ngày để đi hết con đường núi và khi ra được ngoài thì rơi ngay vào “chiếc lưới”mà kẻ địch đã sớm chuẩn bị.

Đặt vào trường hợp lý tưởng thì quân của Ngụy Diên có thể ra khỏi Tý Ngọ cốc trong vòng 10 ngày. Nhưng sau đó thì sao?

Chính là nằm yếu tố thứ hai: Tốc chiến: 5000 tinh binh và 5000 hậu cần đi theo đường núi chỉ có thể mang theo lương thảo dùng cho 20 ngày. Vì vậy sau khi ra khỏi Tý Ngọ cốc Ngụy Diên chỉ còn 10 ngày để công hạ Trường An.

Gia Cát Lượng từng chuẩn bị rất kỹ lưỡng dẫn vạn quân công đánh thành Trần Thương, một ngôi thành nhỏ cũ, chỉ có hơn 1000 quân phòng ngự. Kết quả sau nhiều tháng Gia Cát Lượng vẫn không công hạ được Trần Thương đành phải lui binh.

Kỳ mưu Tý Ngọ cốc của Ngụy Diên là bộc phát, thế nên nếu hành quân cấp tốc sẽ chuẩn bị không được kỹ càng. Trong khi đó, thành Trường An dù bị động nhưng vẫn là ngôi thành lớn và binh lục hùng hậu hơn Trần Thương rất nhiều.

Chỉ với 5000 tinh binh, việc Ngụy Diên hạ thành Trường An trong 10 ngày có thể nói là thiếu thực tế.

Yếu quyết cuối cùng là khả năng thủ thành. Giả sử Ngụy Diên có thể qua Tý Ngọ cốc trong 10 ngày, đồng thời 10 ngày tiếp theo công hạ được Trường An, nhưng sau đó quân Ngụy quay lại chiếm thành thì sao?

Ngụy Diên tuy là đại tướng có khả năng thủ thành không hề tầm thường nhưng chỉ với 5000 tinh binh, thậm chí sau khi công hạ Trường An quân số không còn đầy đủ như vậy, thì khó có thể giữ được thành quả.

Cho dù Ngụy Diên cố thủ để chờ viên binh nhưng đại quân Thục Hán chủ yếu là bộ binh, còn Ngụy kỵ binh chiếm đa số vì vậy chắn chắn quân Ngụy sẽ là bên tiếp cận Trường An trước. Khi đó với quân số ít ỏi trong thành Ngụy DIên khó mà chống trả và thành Trường An cuối cùng vẫn trở về tay nhà Ngụy.

Tóm lại, cái gọi Kỳ mưu của Ngụy Diên vào Quan Trung chứa đầy giả định và mơ tưởng, nhưng nó thiếu khả năng thực tế, và đương nhiên sẽ không được Gia Cát Lượng thiện chiến chấp nhận.

Nguyệt Hòa
Theo Aboluowang

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: