Vì sao Lưu Bang treo thưởng ngàn vàng cho ai bắt được người này, nhưng chẳng ai muốn bắt?
Trong thời đại Sở Hán phân tranh, dưới ngọn cờ của Hạng Vũ, có tướng quân Quý Bố, Quý Bố là người rất nổi tiếng về coi trọng lời hứa. Trong“Sử ký – Quý Bố loan bố liệt truyện”của Thái Sử Công có ghi chép, nước Sở có câu nói nổi tiếng: “Thà có được lời hứa của Quý Bố còn hơn được một trăm lượng vàng.”
Đó là để ca ngợi sự coi trọng lời hứa của Quý Bố. Khi Tào Khâu Sinh, một du sĩ và là nhà tranh biện của nước Sở, đi chu du ở nhiều nơi, đã truyền rộng những câu chuyện về Quý Bố.
Câu tục ngữ mà nước Sở ca tụng Quý Bố chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “lời hứa, ngàn vàng ” sau này. Trong tác phẩm “Đáp long hưng trương thượng thư” của Dương Vạn Lý đời Tống có câu “lời hứa ngàn vàng, câu nói hết sức sâu sắc”.
Quý Bố là một người hào hiệp của nước Sở, có trách nhiệm và đáng tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ người khác, nổi tiếng trong vùng Sở và Lương.
Cuộc đời có những thăng trầm, khi Quý Bố gặp nạn, có rất nhiều người đứng ra bảo vệ ông, có người lại ủng hộ ông, những người này rất trân trọng những người đã nói lời hứa, họ thà hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Quý Bố. Và ngàn vàng cũng không thể lay chuyển được trái tim họ.
Vào cuối thời nhà Tần, trong trận chiến giữa Sở và Hán, Quý Bố đã dẫn binh lính trong trại của Hạng Vũ và nhiều lần bao vây Lưu Bang. Sau đó Hạng Vũ bị đánh bại ở Ngô Giang và tự kết liễu đời mình, Lưu Bang đã thành lập ra nhà Hán và ban thưởng ngàn vàng cho ai bắt được Quý Bố, đồng thời tuyên bố nếu ai dám giấu ông ta sẽ bị tru di tam tộc.
Trong thời khắc nguy hiểm ấy, vẫn có rất nhiều người hào hiệp không quản ngại cái chết để bảo vệ Hạng Vũ và Quý Bố, vẫn còn có rất nhiều người trọng nghĩa không sợ chết mà bảo vệ Quý Bố, trong đó có người họ Chu là nhân sĩ ở Bộc Dương, vì nghĩa khí mà sẵn sàng từ bỏ sinh mệnh để bảo vệ Ông.
Khi Quý Bố tuyệt vọng, lần đầu tiên ông trốn ở nhà Chu Thị. Một hôm, nhà Chu Thị nói với Quý Bố, vị tướng đáng kính của mình rằng: “Nhà Hán muốn dùng tiền để mua mạng tướng quân, nên sẽ đuổi theo về nhà của thần, nếu tướng quân có thể nghe lời của thần, thần có thể hiến kế sách. Nếu tướng quân không muốn nghe, thần nguyện ý cắt cổ mình tự sát trước”.
Quý Bố đồng ý với kế hoạch của Chu Thị, Chu Thị bèn cạo đầu ông, lấy vòng sắt buộc vào cổ, cho mặc áo ngắn đặt ở trong xe tang cùng vài mươi người đầy tớ trong nhà, rồi đem Quý Bố đến bán cho nhà Chu Gia, vốn là một người nghĩa hiệp. Chu Gia nhận ra Quý Bố, bèn mua ông về và cho ra đồng cày ruộng, đồng thời dặn con trai phải đối xử tốt với ông.
Sau đó, Chu Gia chuẩn bị một chiếc xe ngựa cho Quý Bố đến Lạc Dương, tìm cách giúp Quý Bố.
Khi gia đình Chu Gia đến Lạc Dương, họ liều chết để tìm Hạ Hầu Anh, một khai quốc công thần nhà Hán và cũng là đồng hương với Lưu Bang.
Họ Chu trước tiên hỏi: ” Quý Bố phạm tTại saội gì? o hoàng thượng lại muốn bắt ông ta?”
Đằng Công đáp: Bởi vì hắn mấy lần vì Hạng Vũ mà vây khốn Hoàng Thượng, Hoàng thượng rất oán hận hắn nên nhất định phải bắt được hắn.
Họ Chu lại hỏi: Đằng Công thấy Quý Bố là người thế nào?
” Một hiền nhân.” Đằng Công trả lời.
Họ Chu trong lòng rất quyết tâm, rồi thuận theo lý mà nói cho Quý Bố: Riêng phần thần cho rằng, Quý Bố cũng là người vì chủ mà tận tâm, vì chủ mà có trách nhiệm, vì chủ mà tận sức. Chẳng lẽ hạ thần của Hạng Vũ đều bị đuổi tận giết diệt ư? Lại nói, Hoàng thượng vừa được thiên hạ, mà lại vì tư thù mà treo thưởng ngàn vàng chỉ để bắt một người?
Như vậy chẳng phải Hoàng thượng đang tỏ rõ cho thiên hạ biết mình không thể rộng lượng cho người đối lập sao? Quý Bố hiền năng khi bị bức hại dưới Hán triều! Sẽ lên Bắc vượt Nam, đây chẳng phải là để “tráng sĩ” giúp kẻ địch sao? Đó là điều tối kỵ, ngày xưa Ngũ Tử Tư quất một Bình Vương, tấm gương nhà Ân vẫn còn đó. Sao người không ở bên thuyết phục Hoàng đế?
Hạ Hầu Anh, trong tâm biết rằng Chu Gia vì Quý Bố mà liều mạng, cũng biết rằng Quý Bố đang giấu kín ở chỗ Chu Gia. Hạ Hầu Anh nghe Chu Gia nói phải, nên ngày hôm sau bèn tâu lên Lưu Bang, sau đó Lưu Bang đồng ý tha tội cho Quý Bố và gọi ông đến phong chức Lang trung.
Hoa Hạ (Trung Quốc) vốn là quê hương của lời hứa. Đại Đường Tiên thi Lý Bạch trong thơ có viết: “Nhất nặc kinh hoàng kim” ngụ ý rằng, lời hứa dùng bao nhiêu tiền cũng không mua được. Đức tính coi trọng lời hứa đời đời trân quý. Người ta vì một lời hứa mà có thể từ bỏ sinh mệnh, để khí tiết của người nghĩa sĩ trước sinh tử mà không sợ hãi.
Lời hứa có sức mạnh vô tỷ, lời hứa cảm động lòng người, khiến người cảm giác được bình an.
“Một lời hứa” không chỉ là thái độ, mà còn là sức mạnh!
Quay đầu nhìn lại xã hội hôm nay, trong vòng xoáy của cuộc đời, hành vi mưu cầu lợi nhuận mà quên đi lẽ phải đang hủy hoại chữ tín và lời hứa của người dân Trung Quốc, họ đang tự đào mồ chôn mình và hủy hoại môi trường sống an toàn của mình. Ai cũng góp sóng thành bão, ai ai cũng cảm thấy bất an. Một đất nước “bất an” không phải là nói quá!
Nguyệt Hòa
Theo Epochtimes