Vì sao người xưa nói “Con hư tại bố”? Đọc xong mới thấy quả thật không sai!

untitled-1269

Người xưa có câu: “Sinh con ra mà không dạy, ắt là lỗi của bậc làm cha, làm mẹ”, kì thực, sự giáo dục và dạy dỗ của cha mẹ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành nhân phẩm cũng như tương lai của trẻ.

Chúng ta vẫn thường nghe câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, trên thực tế, việc dạy dỗ con cái không chỉ là việc của riêng cha hoặc mẹ. Con ngoan, con hư thì ít nhiều cũng có nguyên nhân từ cả cha lẫn mẹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung về sự giáo dục của người cha, qua đó sẽ nhận thấy rõ ràng hơn trách nhiệm và tầm quan trọng của người cha trong cuộc đời con trẻ.

Người cha càng dành nhiều thời gian bên con, con sẽ ngày càng thông minh hơn

Tố chất của người cha cao bao nhiêu, con trẻ sẽ có thể bay cao bấy nhiêu! Mỗi người cha đều nên đọc hết bài viết này. Một người cha tốt, không phải chỉ ra ngoài làm việc vất vả để kiếm thật nhiều tiền, ngoài vật chất ra, người cha còn có ảnh hưởng rất lớn đến con cái ở nhiều khía cạnh khác.

Có thể trong gia đình, công việc của người cha thường xuyên bận rộn, công việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thường dành cho người mẹ. Đôi khi vì bận việc, các ông bố cần phải giao du bên ngoài, hầu hết bà mẹ chơi với các con, thậm chí có những hôm không thể ‘đụng’ mặt bố cả ngày,… Nhưng điều đứa trẻ thực sự cần không chỉ là số tiền trong túi của bố, ngoài vật chất và tiền bạc ra, chúng rất cần sự quan tâm của người bố.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng: Mức độ phát triển trí tuệ của trẻ em có liên quan mật thiết đến mức độ gần gũi với cha của chúng. Nhà tâm lý học Mike Minney đã chỉ ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc với bố ít nhất 2 giờ mỗi ngày có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ tiếp xúc với bố ít hơn 6 giờ một tuần.

Ngoài ra, con gái dành nhiều thời gian chơi với bố thường có điểm Toán cao hơn. Thú vị hơn là, các nhà nghiên cứu đều phát hiện rằng, ảnh hưởng của người cha đối với con gái sẽ nhiều hơn đối với con trai. Những cô con gái có mối quan hệ tốt với người cha sẽ hòa thuận hơn, vui vẻ và thân thiện hơn.

Một người cha khôn ngoan có thể sử dụng trí tuệ của mình để truyền cảm hứng cho cuộc sống của con cái.

Những đứa trẻ không có cha bên cạnh

Theo một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy: Tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường trung học, tỷ lệ tội phạm cao gấp đôi ở trẻ vị thành niên, tỷ lệ bé gái làm mẹ đơn thân cao,… đa số là những đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu sự quan tâm, tình thương của cha hoặc mẹ.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ nhưng thiếu vắng tình yêu thương và quan tâm của cha cũng dễ rơi vào tình trạng tương tự.

Trong những gia đình không có cha, trẻ sẽ có những thay đổi cảm xúc dữ dội hơn, trở nên bốc đồng hơn khi lớn lên, có những hành vi cẩu thả và chống đối xã hội, thiếu tự chủ và có tính cách cực đoan hơn.

Người cha là người bạn thân thiết của cuộc đời con

Người mẹ thường có thể bồi dưỡng cho con sự dịu dàng, yêu thương, người cha có thể rèn luyện cho con tính độc lập, tự chủ, khi con lớn lên một chút, tính độc lập và khả năng xử lý cuộc sống của con sẽ dần được củng cố.

Lúc này, bố sẽ trở thành người bạn thân thiết của trẻ, và trẻ sẽ từ đó mà học được rất nhiều những phương thức giao tiếp khác nhau.

Vì vậy, những ông bố thường xuyên quá bận rộn với công việc, hãy dành nhiều thời gian để quan tâm và chơi với con nhiều hơn.

Những đứa trẻ thường xuyên gần gũi với cha

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng của người cha đối với tính cách và tương lai của con trẻ là rất lớn, liên quan đến nhiều mặt.

Một nghiên cứu đã so sánh những người có thành tựu cao và những người không đạt được thành tựu trong xã hội, từ đó phát hiện ra rằng, thành tựu của một người có liên quan mật thiết đến mối quan hệ cha con. Những người đạt thành tích cao thường có mối quan hệ thân thiết với cha của họ; những người đạt thành tích thấp thì ngược lại.

Kết quả học tập của trẻ ở trường và năng lực giao tiếp xã hội của trẻ cũng có liên quan mật thiết đến mối quan hệ cha – con: Nếu mối quan hệ của cha con lạnh nhạt, con có thành tích học tập kém hơn, thường xuyên có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, khó hòa đồng với những người bên cạnh. Ngược lại, cha con có mối quan hệ tốt đẹp thì thành tích của con sẽ tốt hơn, con vui vẻ và dễ hòa đồng với mọi người.

Người bố là hình tượng mà con trai noi theo

Người xưa thường nói: “Cha nào, con nấy”, người bố là hiện thân của năng lực, quyền uy và trí huệ. Hành vi của người cha thường ảnh hưởng sâu sắc đến người con, từ hành vi của người con có thể nhìn ra những đặc trưng trong tính cách của cha.

Có một cậu bé, một tuần cha cậu chỉ về chơi với cậu một tuần một lần, bình thường cậu hay nhận được sự chăm sóc dịu dàng, đùm bọc của mẹ, sau khi đi học về, cậu không dám chơi với đám bạn con trai, thường chỉ thích chơi với đám bạn con gái trong xóm, thậm chí khi cười còn che miệng e thẹn.

Nếu không có sự chăm sóc thường hằng của cha trong cuộc sống, con trai cũng sẽ dần trở nên “nữ tính hóa”, nhút nhát, nhát gan và không có nam tính. Có thể thấy, không có bố ở bên cạnh, sự nam tính của các bé trai cũng ngày một giảm bớt.

Người cha là bến đỗ cho con gái dựa vào

Người cha nhất định phải thường xuyên bên cạnh ‘bảo bối’ nhỏ của mình, trở thành gương mặt quen thuộc luôn xuất hiện trong cuộc sống của con gái, thiết lập nền tảng tương tác với con gái.

Người cha cũng chính là hình tượng chuẩn để con gái lựa chọn bạn đời trong tương lai. Người xưa thường nói: “Con gái chính là người tình kiếp trước của cha”. Sự vĩ đại của người cha sẽ mang đến cho con gái cảm giác an toàn, là niềm kiêu hãnh của con gái, đồng thời cũng trở thành hình tượng chuẩn để con gái lựa chọn người chồng tương lai.

Khi con gái đến độ tuổi dậy thì, nếu không có sự xuất hiện và quan tâm thường xuyên của bố, hoàn toàn phó mặc cho người mẹ, điều này sẽ vô cùng bất lợi đối với sự phát triển của chúng.

Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với con ngay từ khi còn nhỏ

Trẻ trong tháng thứ 5 của giai đoạn đầu đời là quan trọng nhất!

Nhiều ông bố thường xuyên nói với vợ của mình như thế này: “Em chỉ cần giáo dục con yêu chúng mình thật tốt, tiền thì cứ để anh lo, con mình chắc chắn sẽ phát triển tốt”. Cách nói này quả thực là hồ đồ, nếu chỉ đem lại cho con sự sung túc về vật chất nhưng không thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với con, vậy thật là vô nghĩa!

Làm thế nào để một người cha xây dựng một mối quan hệ tốt với con mình?

Những tháng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là tháng thứ 5. Đây là giai đoạn bé phát triển nhận diện khuôn mặt quen thuộc, bố phải luôn ở bên cạnh bé, là cơ sở để bé tương tác tốt với bé.

Nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn này, bạn cần dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn đến bé để bù đắp những khoảng thời gian bị bỏ lỡ đó.

Khi bé dần lớn lên như bắt đầu tập đi, tập chạy, bố cần tương tác với bé nhiều hơn, các trò chơi vận động như leo trèo, trò chơi thông minh.

Khi cha và con ở bên nhau, không chỉ chú trọng vào “số lượng” (thời gian, cơ hội) mà còn phải chú ý đến “chất lượng”, từ đó có thể thúc đẩy mối quan hệ cha con sâu sắc hơn và lưu lại những kỷ niệm hạnh phúc. Các ông bố hãy cân nhắc sắp xếp thời gian, đặt tâm vào từng giây phút ở bên cạnh con nhiều hơn.

Đứa con không phải là “phần phụ” của người cha, chúng cũng là một cá thể độc lập, và mối quan hệ giữa cha con không nên chỉ là mối quan hệ giữa “người lãnh đạo – người phục tùng”, quan trọng hơn hết là cần hòa hợp, tương tác ăn ý như 2 người bạn.

Để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với con, các ông bố hãy học cách buông bỏ tư thế cũng như thân phận ‘quá cao’ của mình, hãy tự đặt mình vào vị trí, góc độ của con để ‘làm bạn’ với con, như vậy mới có thể nhìn ra những suy nghĩ thật nhất trong nội tâm của chúng, điều này chính là chìa khóa quan trọng, giúp mối quan hệ 2 bên xích lại gần nhau hơn.

Cổ nhân có câu: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, tức là nuôi con mà không dạy dỗ con, đó chính là sai lầm của bậc làm cha, làm mẹ”. Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ nếu thiếu vắng đi hình bóng của người cha, đây quả thực là một điều bất hạnh lớn nhất!

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina – Tâm Như

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: