Nhà Minh đã tồn tại hơn 200 năm, bao gồm các vị vua khai sáng kiệt xuất như Chu Nguyên Chương và Chu Đệ, Gia Kính, cho đến đời Vạn Lịch triều Minh bắt đầu suy lụi, hoàng đế lười biếng và hưởng lạc, không quan tâm đến triều chính, nạn tham nhũng tràn lan… nhưng đến cuối cùng triều Minh lại kết thúc trong tay của Sùng Trinh được coi là vị hoàng đế siêng năng và dốc hết sức để cứu vớt triều đại.
Tại sao những nỗ lực của Sùng Trinh lại không được đền đáp. Chúng ta hãy thử tìm hiểu về những quan điểm sau:
Nhà Minh đã sa sút từ thời ông nội Sùng Trinh là Minh Thần Tông. Từ thời Hy Tông, quyền hành trong triều đã lọt vào tay hoạn quan Ngụy Trung Hiền – đứng đầu Đông xưởng.
Chu Do Kiểm bất ngờ đăng cơ, nhưng ông không hề nghĩ sẽ hưởng thụ quyền lực vô hạn của một vị Hoàng đế mà ngược lại, ông luôn nỗ lực, muốn dựa vào khả năng của bản thân để cứu lấy nhà Minh. Sau khi lên ngôi, Chu Do Kiểm vô cùng chăm chỉ cần cù, tuy mới chỉ 20 tuổi nhưng ông đã có tóc bạc.
Để dẹp bỏ nạn thái giám, Sùng Trinh đã lên kế hoạch loại bỏ Ngụy Trung Hiền và vây cách của ông ta. Ông cũng tiến hành điều tra xử lý những quan lại tham nhũng. Đặc biệt ông đã hạ lệnh giết 36 đại thần trong một ngày.
Để khắc phục những tệ nạn xảy ra từ các đời vua trước, Minh Tư Tông có ý định thực hiện cải cách, quy hoạch nhân sự mới, đốc thúc bộ máy vận hành. Ông chăm chú việc triều chính, thức khuya dậy sớm, tự mình xem văn bản vì sợ các quan lại sao nhãng không tâu báo hết. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách của Sùng Trinh không mang lại hiệu quả.
Vậy chúng ta hãy cùng xem lại các chính sách của Sùng Trinh sau khi ông lên ngôi.
Sùng Trinh cầu Thần không linh
Lật lại lịch sử, cuối thời Minh, động đất, nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh loạn lạc xảy ra không ngừng. Lúc bấy giờ, hoàng đế Sùng Trinh cho mời một vị đạo sĩ nổi danh kinh thành về để lập đàn tế rượu, cầu trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi ông ta có đốt bùa niệm chú thì dịch bệnh vẫn không hề thuyên giảm.
Đối mặt với tai họa liên miên, hoàng đế Sùng Trinh tuyên bố tự viết tội kỷ chiếu (tự trách tội mình) hai lần, nhưng đến lần thứ ba thì thiên tai vẫn không ngừng xuất hiện, nạn châu chấu hạn hán liên tiếp, tham quan ô lại thì một lòng vơ vét, bóc lột tàn nhẫn, hờ hững với khó khăn của người dân.
Thế nhưng khi nói đến “tội” của mình, Sùng Trinh chỉ buông một câu trống rỗng: “Do trẫm thiếu đức hạnh”.
Sau khi viết chiếu tự trách tội, hoàng đế cần phải có hành động thực tế, do đó Sùng Trinh cho soạn một chiếu thư với nội dung cụ thể là miễn thuế cho các khu vực ở tỉnh Hà Nam trong 5 năm tới, nhưng thực tế những khu đất này sớm đã nằm trong sự kiểm soát của Sấm Vương Lý, cơ bản là không thu được khoảng thuế ruộng nào cả. Các tỉnh Trực Lệ (sau gọi là Hà Bắc) thì được miễn thuế trong hai năm.
Ngân khố trống rỗng, tuyết thêm sương mù. Lại thêm, các thương nhân trong kinh thành nghe nói triều đình muốn dùng tiền giấy để đổi ngân lượng nên ùn ùn ngừng kinh doanh, kéo nhau bỏ trốn.
Có vị đại thần khuyên ngăn là cách này không phù hợp nhưng Sùng Trinh sớm đã không nghe lọt tai nữa rồi. Ông cố chấp thi hành, yêu cầu phải dùng hình phạt nặng để thúc đẩy. Tuy nhiên, cuối cùng tiền giấy một tờ cũng không được phát hành.
Cứ thế tai họa liên tiếp xảy ra hết lần này đến lần khác, nhưng Sùng Trinh lại không hề tìm vấn đề ở mình mà chỉ đổ lên đầu người khác. Triều Minh giết hại phụ thần chỉ có 4 trường hợp, trong đó ít nhất có 2 trường hợp đã xảy ra dưới sự cai trị của Sùng Trinh, hơn nữa hai người đều là thủ phụ (tể tướng), ước tính có hơn 20 vị đại thần bị giết hại trực tiếp.
Vừa hướng lên trời cao cầu trừ, vừa vơ vét bá tánh, vừa hạ tội kỷ chiếu, vừa không ngừng đổ hết lỗi lầm lên đầu đại thần. Cách hành xử này của Sùng Trinh sao có thể nói là thật lòng hối hận và sửa đổi chứ? Điều này tự nhiên sẽ không được sự chứng giám của trời cao.
Trong lịch sử nhân loại, thông thường khi thiên tai, bệnh dịch xảy ra đều là báo hiệu cho một sự thay đổi triều đại. Khi đó, các bậc đế vương thường cử hành khom mình tự xét trước trời cao, mong trừ tai họa.
Lịch sử nhân loại, chúng ta phát hiện từng có rất nhiều những ghi chép về tình hình dịch bệnh xảy ra, trong đó cũng tồn tại rất nhiều những câu chuyện cảm động đất trời. Những sự kiện có thật này đủ để chứng minh, trọng đức hướng thiện có thể đạt được sự chiếu cố và bảo vệ của trời xanh, ngay cả hiểm nguy đã cận kề cũng có thể biến nguy thành an.
Chúng ta đều nói “Lấy sử làm gương” vậy dưới đây là một số câu chuyện về những bậc minh quân thánh đế được ghi chép trong sách sử, xem họ đã làm gì mỗi bị trời cao giáng xuống tai họa.
Đường Thái Tông khom lưng tự trách, tiêu trừ nạn châu chấu
Theo ghi chép trong “Trinh Quán chính yếu” có một câu chuyện thật về việc Đường Thái Tông khom lưng tự trách, tiêu trừ nạn châu chấu.
Vào năm Tân Mão tháng 4 năm 2 Trinh Quán, Kinh thành gặp đại hạn, châu chấu bay đầy cả bầu trời, khiến cây trồng chịu tổn thất rất lớn. Lúc bấy giờ tâm trạng Đường Thái Tôn vô cùng trầm mặc.
Quan sát cả một biển châu chấu đang bay, ông đặc biệt bắt vài con cực lớn cầm trên tay và nói với chúng: “Dân lấy thực làm trời, lấy cốc làm mệnh, các người lại ăn sạch lương thực, điều này sẽ tạo ra một sự tổn hại rất lớn đối với bá tánh trong thiên hạ!”.
“Nếu như thiên hạ có làm gì sai, thì hãy trách lên một mình trẫm thôi, nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính, các ngươi hãy mau ăn trái tim của ta đi chứ đừng làm hại đến bá tánh nữa!”.
Nói đến đó, Đường Thái Tông tính nuốt châu chấu vào bụng để châu chấu đến ăn trái tim mình. Nhưng hai bên đại thần đã vội vã ngăn cản lại vì lo sợ Đường Thái Tông nuốt vào sẽ bị bệnh.
“Ta còn hy vọng tai họa có thể chuyển hết lên người của ta, sợ gì dịch bệnh chứ?”. Nói xong, Đường Thái Tông thật sự đã nuốt châu chấu vào bụng mình.
Lòng thành của Đường Thái Tông sau đó đã làm cảm động cả trời xanh, rất nhanh, đội quân châu chấu dần biến mất, nạn châu chấu cũng được tiêu trừ.
Sau đó Đường Thái Tông nói với đại thần rằng:
“Phu nhân nghĩa chi đạo, đương tư chi tại tâm, thường lệnh tương kế, nhược tư tu giải đãi, khứ chi dĩ viễn. Do như ẩm thực tư thân, hằng lệnh phúc bão, nãi khả tồn kỳ tính mệnh”.
Có nghĩa là, một trái tim nhân nghĩa thiện lương, nhất định phải thật tâm thật ý, luôn ở trong lòng, không nên buông lỏng yêu cầu với bản thân, cũng giống như ăn cơm, chỉ cần mỗi ngày duy trì lượng thức ăn đầy đủ thì mới có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
Nạn động đất, Hoàng đế Khang Hy tự xét mình với trời cao
Vào thời nhà Thanh, lúc Khang Hy đại đế còn tại vị, Bắc Kinh có một cơn động đất kéo dài trong suốt một năm. Khi đó, Khang Hy nói với các đại thần rằng:
“Do bản thân trẫm thiếu đức hạnh, làm chính sự có sai sót, vì thế mà trời cao làm động đất để cảnh cáo. Ta sợ hãi bất an, cố gắng tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tai họa này.
Liệu có phải là vì quan trị dân hà khắc, bóc lột tiền bá tánh để nịnh nọt? Các đại thần kết bè kết phái bổ nhiệm cá nhân? Quan lĩnh binh đốt và cướp bóc nhưng không bị cấm? Miễn thuế và lao dịch có chỗ nào không tốt? Quan vấn có hình xử oan cho bá tánh nào không? Hay là vương công đại thần không thể quản được thuộc hạ mà còn để bọn họ hà hiếp bá tánh?
Chỉ cần một chuyện cũng đủ khiến cho tai họa xảy ra. Coi trọng pháp lệnh cơ bản của triều đình và phải liêm khiết trong những việc nhỏ, chính trị thái bình và không có án oan, hi vọng có thể khiến trời xanh cảm thấu được, dừng tai họa lại. Vì thế, trẫm chiêu cáo công bố tất cả suy nghĩ trong lòng mình, nguyện cùng các đại thần lớn nhỏ, bên trong bên ngoài cùng nhau nỗ lực”.
Phía trên là hai trường hợp phản ánh cho thấy, Đường Thái Tông và Khang Hy đại đế có thể khom lưng tự trách mình trước tai họa của trời cao, tu thân dưỡng đức, tin rằng bá tánh thiên hạ sẽ dựng nên một thịnh thế thái bình.
Vậy, nếu như Sùng Trinh có thể lấy tấm gương của các bậc tiền nhân để lấy soi lại mình, sửa lại mình, biết đâu có thể cải đổi được vận mệnh của của triều Minh!
Nguyệt Hòa biên tập
Theo sound of hope