Vì sao suốt 12 năm nhập ngũ, không ai phát hiện ra Hoa Mộc Lan là nữ giới?
Câu chuyện Hoa Mộc Lan thay cha nhập ngũ có lẽ không mấy ai không biết. Cô cũng là một nữ anh hùng trong lòng mọi người. Tuy nhiên, có người không khỏi thắc mắc, tại sao Hoa Mộc Lan lại đi lính suốt 12 năm, nhưng thân phận nữ nhân của cô ấy chưa bao giờ được phát hiện? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Theo Sohu.com, Hoa Mộc Lan là nữ chiến binh huyền thoại được mô tả trong bài thơ “Mộc Lan Từ” của triều đại phương Bắc. Người đã cải trang thành nam giới để thay cha già gia nhập quân ngũ.
Tác phẩm gốc không ghi rõ họ, tuổi, của Hoa Mộc Lan; cả quê quán và các thông tin khác cũng không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử chính thống. Tuy nhiên, dựa vào việc phân tích “Bài ca Hoa Mộc Lan”, người ta phát hiện ra có ba nguyên nhân chính khiến Hoa Mộc Lan không bị phát hiện sau khi cải trang nam.
Trước hết có thể phán đoán từ câu: “Vạn lý phó nhung cơ, loan sơn độ nhược phi” (Vạn dặm chinh chiến, băng qua núi như bay), đơn vị của Hoa Mộc Lan rất có thể là quân đoàn liên lạc. Vì quân đoàn viễn thông cổ xưa mỗi một binh chạy một đường và nên rất dễ để ẩn dấu danh tính.
Thứ hai, khi hoàng đế gặp Hoa Mộc Lan đã đề cập rằng: “Sách huân mười hai tứ, thưởng cho trăm nghìn” (Mười hai lần phục vụ sẽ thưởng cho trăm nghìn). Có khả năng, Hoa Mộc Lan lập được công lớn, nên sớm không cần phải sống chen chúc cùng các binh sĩ trong lều trại nữa. Không chung sống thì không có cơ hội bị lộ tẩy.
Quan trọng hơn, bối cảnh cuộc đời của Hoa Mộc Lan là triều đại Bắc Ngụy. Mộ Khải, một tác giả đến từ Nội Mông, từng chỉ ra rằng họ thật của Hoa Mộc Lan là Mộc Lan. Họ “Hoa” của cô là do người thế hệ sau thêm vào. Còn học “Mộc” là một họ của người thuộc bộ tộc Tiên Ti ở phía bắc.
Vì phụ nữ của dân tộc này hầu hết đều khỏe mạnh và cao lớn nên rất khó phân biệt giới tính nhờ chiều cao hay hình dáng cơ thể.
Sau phân tích trên, chúng ta có thể thấy, không quá khó để Hoa Mộc Lan có thể giữ gìn thân phận nữ nhi của mình.
Nguồn: Zhongshi News Network Vui lòng ghi rõ tác giả, nguồn và giữ tính trung thực khi tái bản.
URL của bài viết này: Aboluowang (Biên tập: Triệu Lệ).