Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn? – Lão Tử đáp 1 câu khiến hậu thế trăn trở mãi

2a-8

Câu trả lời của Lão Tử đến 2.500 năm sau vẫn khiến nhiều người phải trăn trở suy nghĩ.

Lão Tử là một ẩn số của lịch sử Trung Hoa. Nhiều tài liệu cho rằng vị triết gia là người nước Sở (nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), làm quan nhà Chu. Còn có truyền thuyết cho rằng khi sinh ra râu tóc ông đã bạc trắng vì năm trong bụng mẹ 70 năm mới ra đời, chính vì vậy mà có tên Lão Tử (người thầy già).

Lão Tử để lại ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền triết học Trung Quốc bằng cuốn Đạo Đức Kinh với 81 chương gần 5.000 chữ, khiến ông được công nhận là ông tổ Đạo giáo, phát triển Đạo giáo thịnh vượng bên cạnh hai trường phái Phật giáo và Nho giáo.

Những lời lẽ trong cuốn sách của Lão Tử rất khúc chiếc, ý nghĩa uyên thâm với nhiều giáo lý hay nên hậu thế của 2.500 năm sau cũng có thể đúc rút nhiều bài học.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Trong Đạo Đức Kinh có đoạn Thương Dung hỏi Lão Tử: “Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”

Lão Tử đáp: “Sở dĩ răng rụng là do răng cứng quá, lưỡi biết lúc nào cứng, lúc nào mềm nên tồn tại được lâu hơn”.

Đạo lý cứng mềm của hàm răng, cái lưỡi này cũng giống như mạnh yếu trong đời người. Chúng ta vẫn quen với tư duy kẻ mạnh mới có thể chiếm ưu thế, nhưng những bậc triết gia Đông Tây kim cổ đã nhiều lần ngầm khẳng định: Kịp thời “tỏ ra yếu đuối” cũng là một kiểu khôn ngoan.

Yếu đuối là một kiểu khôn ngoan

Thời Trung Hoa Dân Quốc, có tiểu thuyết gia Thẩm Tòng Văn mới 26 tuổi đã thành công trong sự nghiệp văn chương. Nhà văn được mời giảng dạy ở một học viện tại Thượng Hải, sinh viên nghe được tin đã đến ngồi chật kín lớp.

Thẩm Tòng Văn lần đầu lên lớp, bị cảnh đông đúc làm cho hoảng sợ. Ông không nói được lời nào mà đứng đơi suốt 10 phút. Khi lấy lại một chút bình tĩnh, Thẩm Tòng Văn cũng chỉ viết đề cương lên tấm bảng, đầu cúi gằm lẩm bẩm giảng bài.

Dự định bao đầu là giảng dạy 1 giờ nhưng chưa đầy 10 phút thầy Thẩm đã dạy hết bài. Học sinh bên dưới bắt đầu bồn chồn, 4 phía vang lên tiếng xì xào bàn tán.

Thẩm Tòng Văn liền cầm một mảnh phấn, xoay người viết lên bảng: “Hôm nay là buổi dạy đầu tiên của tôi, có nhiều người quá nên tôi thấy sợ.”

Lời thú nhận của thầy giáo khiến cả hội trường đứng dậy vỗ tay rào rào, bày tỏ sự động viên và thấu hiểu.

Thẩm Tòng Văn ở đây đã dùng vẻ ngoài yếu đuối để thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của bản thân, điều này không chỉ giành được sự thông cảm của học trò mà còn tự giải phóng nỗi sợ của ông.

Không có ai trên đời là hoàn hảo cả. Kẻ yếu sẽ chỉ bị coi là trò cười nếu cố tỏ ra mạnh mẽ, còn kẻ mạnh tỏ ra yếu đuối lại nhận được sự ưu ái từ người khác.

Có thể nói phơi bày sự yếu mềm của mình trước người khác cũng là một bước lùi để tiến lên phía trước.

untitled 1 25untitled 1 25
Nguồn: soha

Kẻ mạnh giả yếu

Thời Xuân Thu, Ngô Việt tranh bá. Việt Vương Câu Tiễn đã nhiều lần bị đánh bại bởi nhà Ngô. Câu Tiễn bị bắt, vờ đầu hàng để chịu khổ sai ở nước Ngô trong 3 năm. Sau 3 năm làm nô lệ, cuối ông cùng cũng được thả về nước Ư Việt.

Về nước Câu Tiễn bí mật huấn luyện binh lính tinh nhuệ, đêm đêm nằm gai nếm mật để không quên đi nỗi nỗi hổ thẹn năm xưa. Cuối cùng, ông đã thành công đánh bại nước Ngô và trở thành lãnh chúa cuối cùng của thời Xuân Thu.

Đối với những bậc quân vương như Câu Tiễn, mạnh mẽ oai hùng không khó. Khó nhất là cúi đầu! Khi dám bộc lộ vẻ hèn mọn, yếu đuối mới thấy được thế gian rộng lớn, không bị giới hạn bởi những được mất trước mắt.

Cúi đầu là nhìn thấy con đường dưới chân, học cách nhượng bộ và tự nhìn lại mình. Nhu cương tùy lúc, bạn sẽ học được cách sống nhẹ nhàng, hòa bình mà không cần nhe nanh múa vuốt với ai.

“Dũng cảm là lớp ngụy trang của kẻ yếu, và tỏ ra yếu đuối là sự khôn ngoan của kẻ mạnh”. Câu nói đúc kết đạo lý này hẳn sẽ khiến nhiều người phải tự nhìn lại hành động của bản thân.

Tam My – soha

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: