Blog
Võ tướng thần bí thời Thục Hán, sánh ngang Triệu Vân nhưng không được “Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhắc đến
Cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc là một trong những thời kỳ hỗn loạn, khốc liệt và thú vị nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời đại này xuất hiện nhiều nhân vật kiệt xuất, tài năng phi phàm của họ được ghi chép và ca tụng rộng rãi trong lịch sử và văn học, in sâu vào lòng người và trở thành những cái tên quen thuộc. Tuy nhiên cũng có một số nhân vật đã bị lịch sử bỏ qua và quên lãng, ít người biết đến, điển hình là Trần Đáo – một tướng lĩnh xuất sắc của nhà Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc.
Trần Đáo, tự là Thúc Chí, người quận Nhữ Nam, Dự Châu. Trần Đáo đi theo Lưu Bị từ khi ông còn ở Dự Châu, có tiếng là một viên mãnh tướng, danh vị được xếp dưới Triệu Vân, thống lĩnh đội quân thân vệ gọi là Bạch Mạo Nhị, có thể nói ông là cận vệ thân tín nhất của Lưu Bị.
Trần Đáo không phải là người thông thường, ông từng trấn giữ vùng Vĩnh An của Thục Hán trong thời gian dài, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Vĩnh An. Những vị tướng như Trần Đáo lẽ ra phải được xếp vào Ngũ Hổ Tướng (5 vị tướng của Thục Hán là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung), nhưng trong “Tam Quốc Chí” có rất ít thông tin về Trần Đáo, còn trong quyển tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hoàn toàn không nhắc đến người này. Vậy lý do là gì?
Có nhiều lý do khiến Trần Đáo bị hậu thế quên lãng. Đầu tiên là thân phận của Trần Đáo. Ông chỉ huy Bạch Mạo Nhị – đội quân tinh nhuệ nhất của Thục Hán, nhưng đây lại là quân đội thân cận của Lưu Bị và không được phép công khai ra bên ngoài. Do tính bí ẩn của nó nên người chỉ huy quân đội này cũng ít người biết đến. Khi La Quán Trung tìm hiểu về đoạn lịch sử này, do thiếu tư liệu lịch sử và thiếu hiểu biết về Trần Đáo nên ông đã quên lãng về nhân vật này.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Thứ hai, Trần Đáo luôn xuất hiện một cách khiêm tốn, không phô trương như Quan Vũ và Trương Phi. Hai người này có thể làm chỉ huy dẫn quân ra trận, trong khi Trần Đáo lại có trách nhiệm bảo vệ Lưu Bị. Những vị tướng như thế thường không dễ dàng xuất hiện trước mặt công chúng. Do tính chất công việc cùng với sự kín đáo của ông nên Trần Đáo khó mà được La Quán Trung để mắt đến.
Thứ ba, trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, chúng ta thường thấy Triệu Vân lập công, dù là trong trận chiến Trường Bản Pha hay trong trận đánh vào Quế Dương, phong thái Triệu Vân vô cùng hùng dũng. Triệu Vân cũng là một trong những tướng quân thân cận của Lưu Bị, đã nhiều lần cứu Lưu Bị thoát khỏi nguy nan. Cả Triệu Vân lẫn Trần Đáo đều là tướng lĩnh thân cận của Lưu Bị, La Quán Trung không thể đồng thời tạo hình cho cả hai, vì vậy trong quá trình chọn lựa, ông đã ưu tiên Triệu Vân hơn.
Để làm nổi bật năng lực của Triệu Vân, La Quán Trung chỉ có thể xóa bỏ Trần Đáo. Mãi cho đến khi Trần Đáo qua đời cũng không có ghi chép nổi bật gì về ông, nhưng điều này không làm mất đi sự kính trọng của hậu thế đối với một vị anh hùng như ông.
Mặc dù ít người biết đến chiến tích của Trần Đáo, nhưng không thể phủ nhận rằng, Lưu Bị nhiều lần thoát khỏi tình huống nguy hiểm đều là nhờ có sự cứu trợ của Trần Đáo và Triệu Vân, vì vậy lòng trung thành và dũng cảm của Trần Đáo không thua kém bất kỳ tướng lĩnh nào của Thục Hán.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Soundofhope (Quách Hiểu)