Blog
Vua chê vợ tể tướng “vừa già vừa xấu”, gợi ý gả con gái cho nhưng nhận được phản ứng thật bất ngờ
Thời Xuân Thu Chiến Quốc có một vị quan xuất thân bần hàn, nhưng khi công thành danh toại vẫn giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng. Tình yêu, sự tôn trọng của ông dành cho vợ đã cho thấy một phẩm hạnh đáng ngưỡng mộ ở một nhân vật đáng để người đời nể trọng.
Yến Anh là tể tướng của nước Tề cuối thời Xuân Thu (Trung Quốc cổ đại). Sinh thời, ông nổi tiếng là một người dám nói thẳng, nói thật, yêu thương bách tính, vừa có tài, vừa có đức. Cách ông đối xử với vợ cũng khiến người đời không ngớt lời ca tụng.
Giàu sang không bỏ vợ bần hàn
Vì xem trọng Yến Anh nên Tề Cảnh Công muốn gả con gái yêu của mình cho ông. Một hôm, Tề Cảnh công đến nhà Yến Anh làm khách, vừa hay nhìn thấy vợ của Yến Anh, ông liền cất lời hỏi Yến Anh: “Người vừa nãy có phải là phu nhân của tiên sinh không?”
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Yến Anh trả lời: “Vâng.”
“Thật là vừa già vừa xấu. Ta có một cô con gái yêu tuổi còn trẻ, dung nhan mỹ miều, ta sẽ gả con ta cho tiên sinh.” – Tề Cảnh Công nói.
Yến Anh nghe vậy thì cung kính đáp: “Phu nhân tôi bây giờ vừa già vừa xấu nhưng tôi và bà ấy đã chung sống cùng nhau rất lâu rồi, tôi cũng đã từng chứng kiến cả tuổi thanh xuân xinh đẹp của bà ấy.
Bà ấy đã dành cả thanh xuân, sự trẻ trung và xinh đẹp cho tôi khi đồng ý lấy tôi, ủy thác cả cuộc đời, sự già cả, xấu xí cho tôi, làm sao có thể phụ lòng bà ấy đây?”
Thấy Yến Anh coi trọng đạo nghĩa vợ chồng như vậy, Tề Cảnh Công không nhắc thêm đến chuyện này một lần nào nữa.
Một lòng với người vợ tào khang
Có một lần, đại phu Điền Vô Vũ đến nhà Yến Anh chơi, nhìn thấy một phụ nữ mặc một chiếc áo làm từ vải thô hết sức giản dị.
Điền Vô Vũ giả vờ không biết đó là ai, cố ý hỏi Yến Anh: “Người vừa nãy là ai vậy?”
Yến Anh trả lời đó là phu nhân của ông. Nghe vậy, vị đại phu liền nói: “Ngài đang nói đùa tôi phải không, một năm, thu nhập của ngài có khi lên đến 70 vạn lượng, cớ sao vẫn giữ người vợ vừa già vừa xấu này?”
Yến Anh liền đáp ngay: “Tôi nghe nói ruồng bỏ vợ già, ấy là loạn; nạp thê thiếp trẻ đẹp, ấy là dâm; thấy sắc quên nghĩa, ở trong phú quý mà quên luân thường, ấy là trái với đạo làm người. Làm sao tôi có thể có những hành vi dâm, loạn, bất chấp luân lý, làm trái với đạo lý của người đời được đây?”
Yến Anh vì không làm trái với đạo đức, luân thường đạo lý ở đời nên đã khéo léo từ chối được Cảnh Công;
Điền Vô Vũ hỏi Yến Anh vì sao giàu có hơn người, cớ sao không tìm một người vợ trẻ trung xinh đẹp, Yến Anh lấy đạo đức ra để trả lời, coi đó là những hành vi dâm, loạn, trái đạo lý.
Có thể thấy, Yến Anh luôn có một thái độ nghiêm túc với cuộc hôn nhân của ông.
Ông luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng, không ruồng rẫy từ bỏ vợ khi đã có được địa vị, danh lợi trong xã hội, cho dù là quân vương gợi ý hay người khác chế giễu, ông vẫn giữ vững lập trường, quan điểm của mình.
Tình yêu, sự tôn trọng… của Yến Anh dành cho vợ ông đã cho thấy một phẩm hạnh đáng ngưỡng mộ ở một nhân vật đáng để người đời nể trọng.
Người xưa có câu “tu trăm năm mới ngồi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”, trong văn hoá truyền thống hôn nhân mang ý nghĩa rất thiêng liêng cao quý, nam nữ một khi đã trở thành vợ chồng thì sẽ một lòng một dạ, vô luận là bần cùng hay bệnh tật đều sống cùng nhau, thực hiện lời thề hẹn của mình.
Hay như câu nói “giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ”, việc kết hôn là chuyện của cả đời bởi vì họ tin rằng người nào vứt bỏ và phản bội thệ ước sẽ gặp phải báo ứng. Trong lịch sử có rất nhiều tấm gương điển hình, dù giàu sang, vinh hiển nhưng không từ bỏ người vợ xấu xí, bần hàn của mình, và Yến Anh – tể tướng nước Tề là một tấm gương điển hình.
Khải Minh biên tập