Blog
Vương hậu duy nhất trong lịch sử yêu con thứ, ghét con trưởng, bày mưu xui con tạo phản, cuối cùng hại chết con
Vũ Khương là phu nhân của Trịnh Vũ Công thời kỳ Xuân Thu, là mẹ của Trịnh Trang Công và và Cơ Đoạn. Bà nổi tiếng với giai thoại yêu con thứ, ghét con trưởng bày mưu xui con tạo phản, khiến “huynh đệ thương tàn, mẫu tử lìa xa”.
Năm 757 TCN Vũ Khương sinh con đầu lòng, không may thai đẻ ngược nên suýt mất mạng, nên đặt tên là Ngụ Sinh (Trịnh Trang Công), tức là “tỉnh dậy sau khi sinh” Cũng vì nguyên do này, bà vô cùng lạnh nhạt Ngụ Sinh, và ra sức thiên vị em trai ông là Thúc Đoạn.
Trước khi Trịnh Vũ công qua đời, Vũ Khương khẩn xin phế Ngụ Sinh, cho Cơ Đoàn thay ngôi Thế tử, nhưng Trịnh Vũ công không nghe mà vẫn bảo toàn ngôi vị cho Ngụ Sinh.
Năm 743 TCN, sau khi Trịnh Trang công vừa lên ngôi, ông theo lời thỉnh cầu của mẹ, phong cho em Cơ Đoàn ở ấp Kinh. Đại phu Sái Trọng can ngăn nhưng Trịnh Trang công cho là ý của Vũ Khương nên phải tuân theo. Sái Trọng khuyên ông nên đề phòng trước bất trắc.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Trong Đông Chu liệt quốc, Vũ Khương nhiều lần muốn ép Trang công phong đất Kinh thành cho Cơ Đoạn, rồi ngấm ngầm lên kế hoạch giúp Cơ Đoạn phát triển lực lượng để đánh vào Thành, chiếm ngôi của Trang công.
Cơ Đoàn được phong đất Kinh ấp, gọi là Kinh Thành Thái thúc, Khương thị có nói với Cơ Đoạn: “Anh con không nghĩ tình cốt nhục bạc đãi con đã lâu. Hôm nay sở đĩ con được phong đất Kinh thành là nhờ có mẹ nài nỉ lắm mới được. Nay con đến Kinh thành phải thao luyện binh mã dự bị cho sẵn, lúc nào có cơ hội, mẹ sẽ tin con hay, kéo binh về mà lấy Trịnh. Mẹ làm nội ứng thì cái ngôi của Trang Công sẽ về tay con không khó!”
Cơ Đoạn lại thường giả đi săn để luyện tập binh sĩ, gồm thâu cả binh của Tây bỉ và Bắc bỉ, rồi lại cướp luôn cả đất Yên và đất Lâm Diêm.
Quan Tể hai xứ thấy rõ hành động bội phản, lén về triều tâu cùng Trịnh Trang Công haỵ
Trịnh Trang Công nghe tâu, mỉm cười, làm thinh không nói gì cả .
Bỗng có người bước ra, nói lớn :
– Tâu Chúa công, tội của Ðoạn đáng chém đầu, sao Chúa công nỡ ngồi yên ?
Trịnh Trang Công bèn hỏi rằng :
– Khanh có ý kiến gì hay chăng ?
– Thái thúc ỷ trong có quốc mẫu yêu, ngoài cậy có đất Kinh thành là nơi hiểm yếu, luyện tập binh mã, mưu chiếm đoạt nước Trịnh. Xin Chúa công cho tôi đem quân đến đó bắt Ðoạn đem về trị tội.
Trịnh Trang Công suy nghĩ một lúc, rồi nói :
– Thái thúc tuy vô đạo, song tội lỗi chưa rõ rệt. Nếu giết nó không khỏi đau lòng mẹ tạ, hơn nữa, trong tình ruột thịt, ta sẽ bị người ngoài dị nghị là bất nghĩa, bất hiếu.
Công tử Lữ cúi đầu tâu :
– Tâu Chúa công, nếu trọng tình ruột thịt mà không quyết đoán được quốc sự e không tránh khỏi tai họa.
Trịnh Trang Công nói :
– Nếu Thái thúc có ý bội phản, thì thế nào mỗi ngày sẽ mỗi lộng hành thêm. Chừng ấy tội lỗi đã rõ ràng nếu trừng trị cách nào mẹ ta cũng không nói gì.
Công tử Lữ bùi ngùi, tâu :
– Kiến thức của Chúa công rất xa, tôi không thế nào sánh kịp. Song chỉ e thế lực của Thái thúc mỗi ngày một to khó mà trừ được.
Trịnh Trang Công hỏi :
– Thế thì bây giờ phải làm thế nào để mẹ ta khỏi oán trách ta là vô đạo
Công tử Lữ tâu ;
– Ðã lâu Chúa công không vào chầu nhà Chu ấy bởi Chúa công lo việc Thái thúc. Nay phải giả cách vào chầu vua Chu để cho Thái Thúc tưởng Kinh đô bỏ vắng, tất đem binh đến đây chiếm đoạt. Tôi xin đem quân phục sẳn ở đất Kinh thành, đợi Thái Thúc cử quân đi, lén vào chiếm giữ. Còn Chúa công cũng đem một đạo quân theo đường tắt mà đánh ập lại, thì Thái thúc dù có cánh bay lên trời cũng không trốn thoát.
Trịnh Trang Công nói :
– Kế ấy rất hay, song chớ nên tiết lậu ra ngoài.
Công tử Lữ bái tạ lui ra.
Ngày thứ Trịnh Trang Công thăng điện, nói dối rằng mình bận sang chầu vua Chu, giao việc triều chính cho Tề Túc. Khương thị hay tin ấy cả mừng, viết mật thư sai người tâm phúc đem đến Kinh thành trao cho Cơ Đoạn. Trong thư ước hẹn nội trong sơ tuần tháng năm phải hưng binh về lấy nước Trịnh.
Lúc đó vào hạ tuần tháng tư, Công tử Lữ đã sai người phục nơi yếu lộ, nên bắt được người đem thư ấy.
Công tử Lữ bèn giết quách, rồi mang thư đem về dâng cho Trịnh Trang Công.
Trịnh Trang Công rất đau lòng, nhưng không thể vì tình máu mủ mà dung kẻ phản nghịch, bèn phong bức thư ấy lại như cũ, rồi sai người tâm phúc của mình đem đến Kinh thành giao cho Cơ Đoạn.
Ðược thư, Cơ Đoạn phúc đáp hẹn ngày mồng năm tháng năm động binh và dặn mẹ đến ngày đó phải dựng một cây bạch kỳ trong thành để biết chỗ tiếp ứng.
Trịnh Trang Công xem thư phúc đáp, nghĩ thầm :
– Thế này thì mẹ đừng trách con là vô đạo.
Đúng theo dự tính, Thái thúc Đoạn khởi binh đánh Trịnh Trang công. Vũ Khương làm nội ứng. Trịnh Trang công phòng bị trước, sai Tử Phong mang quân và 200 cỗ xe đánh Thái thúc Đoạn ở đất Kinh.
Người đất Kinh thấy quân Trịnh đến bèn phản lại Đoạn. Đoạn bỏ chạy đến ấp Yển. Trịnh Trang công mang quân đánh ấp Yển. Tháng 5 năm đó, Thái thúc Đoạn bỏ chạy sang ấp Cung. Trịnh Trang công tấn công ấp Cung, Đoạn không chống nổi và tự vẫn.
Trịnh Trang công hận mẹ làm nội ứng cho Đoạn, có ý giết mình đoạt ngôi, nên đày Vũ Khương đến ấp Dĩnh và thề rằng chỉ gặp lại khi xuống suối vàng.
Đại phu Dĩnh Khảo Thúc can ngăn Trịnh Trang công, khuyên ông nên giữ hiếu đạo với mẹ. Trịnh Trang công ân hận, muốn đón Vũ Khương về, nhưng lại sợ vi phạm lời thề, nên theo kế của Dĩnh Khảo Thúc, ông đào hầm đất, đến chỗ có suối chảy, coi đó là suối vàng.
Trang công và Vũ Khương đi vào hầm đạo bằng con đường khác nhau, Trịnh Trang công nói: “Ở trong đường hầm lớn, âm thanh nơi này cũng tan tác“. Vũ Khương nói: “Ở ngoài hầm đạo lớn, âm thanh nơi này cũng thông ra ngoài“. Mẹ con cuối cùng cũng đoàn tụ. Hai mẹ con gặp nhau dưới hầm và phục hồi tình mẫu tử như trước.
Nguyệt Hòa biên tập