Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà, Đào mẫu trả lại cá, Âu mẫu dùng cây sậy viết chữ, Nhạc mẫu xăm chữ, mọi người đều quen thuộc với những câu chuyện về tứ đại hiền mẫu thời cổ đại dạy dỗ con cái, làm cho người người cảm động không thôi.
Những người bạn thích đọc lịch sử có thể nhận thấy đằng sau hầu hết mọi nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đều có một người mẹ có nhân sinh quan, và giá trị quan.
Mẹ, với tư cách là người quan trọng nhất trong cuộc đời của con, quan điểm sống và giá trị quan của mẹ, có ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và con cái.
Gia đình dù chỉ có bốn bức tường nhưng chỉ cần có một người mẹ chính trực, thiện lương, cần cù, lạc quan và sâu sắc thì đó chính là phúc báo lớn nhất đối với con cái, và là phúc khí lớn nhất đối với gia đình.
Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà: Chọn môi trường sống để con khỏi lạc lối
Nhiều người trong xã hội ngày nay có không ít người thờ phụng vật chất tột bậc, dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, một số bà mẹ đã vô thức truyền lại cho con mình những quan niệm “đọc sách vô dụng”, “có tiền được tôn trọng”, họ ít biết rằng làm như vậy là hủy hoại cuộc sống của trẻ.
Thời cổ đại, Mạnh mẫu rất coi trọng việc đọc sách và giáo dục Mạnh Tử, để tạo môi trường phát triển tốt cho con, bà đã ba lần chuyển nhà.
Mạnh tử thuở thiếu thời, phụ thân mất sớm, mẫu thân thủ tiết và sống gần nghĩa địa. Mạnh Tử và các bạn nhỏ bắt chước cách người lớn quỳ lạy, bộ dạng kêu khóc và chơi trò sắp xếp tang lễ.
Mạnh mẫu nhìn thấy điều này, bà tự nhủ: “Ta không thể để cho con mình sống ở đây được”.
Sau này chuyển sang khu chợ, Mạnh Tử học được cách làm ăn của giới thương nhân, làm ra việc giết gà, thịt ngỗng để chơi trò trả giá.
Mạnh mẫu tự nhủ: “Nơi này không thích hợp cho con của ta cư trú”.
Cuối cùng, bà chuyển nhà đến gần trường học và Mạnh Tử bắt đầu trở nên giữ trật tự, biết lễ phép và thích đọc sách.
Mạnh mẫu vui vẻ nói: “Đây mới là nơi con trai ta nên ở!”
Đây là câu chuyện về “Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà”. Những gì Mạnh mẫu đã làm chính là giữ Mạnh Tử tránh xa những môi trường thô tục và hoàn cảnh tầm thường thô bỉ đó và biến con trai thành một người thích đọc sách. Cũng chính là Mạnh mẫu nhìn xa hiểu rộng, Mạnh Tử cuối cùng đã trở thành một nhà Nho vĩ đại.
Đào mẫu trả lại cá: Làm gương tốt cho con trở thành người cao thượng
Là một người mẹ, việc đối xử tử tế với người già quyết định việc con cái có biết báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ hay không, việc một người mẹ có thể lễ đãi với họ hàng, bạn bè và hàng xóm quyết định việc con cái có vô ái tâm hay không.
Hàn Anh đã nói trong “Hàn thi ngoại truyện”: “Hiền mẫu sứ tử hiền dã”, có nghĩa là “Người mẹ đức hạnh khiến con trai mình cũng có đức hạnh”.
Sự thiện lương cùng bác ái của người mẹ, là chìa khóa cho mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của con cái. Tầm nhìn và trí tuệ của người mẹ quyết định con cái có tương lai tươi sáng và trí tuệ rộng mở hay không.
Đào mẫu là mẹ của Đào Khản, một vị danh tướng thời Đông Tấn, bà hiểu rõ công lý và không bao giờ nhận quà tặng cá nhân từ quan vật của con trai mình, đồng thời dạy con trai mình làm quan phải liêm khiết và làm theo việc công.
Đào Khản vốn là quan Ngư Lương, khi đang ăn món cá muối của phủ, ông nghĩ đến người mẹ bần hàn ở nhà nên để lại một ít vào nồi đất gửi cho mẹ. Không ngờ người mẹ đã trả lại đủ số, kèm theo một lá thư trách móc: “Làm quan, con đã tặng cho ta quan vật. Chẳng những không có lợi cho ta mà còn làm tăng thêm nỗi lo lắng của ta!”
Bởi vì lời nói và hành động của Đào mẫu, Đào Khản tuy xuất thân nghèo khó nhưng lại làm quan trong thời gian dài, từng đảm nhiệm đô đốc tám châu, làm đại tướng quân trong cuộc viễn chinh về phía tây, sau này được phong làm quận công Trường Sa.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ mong muốn con thành đạt nhưng bản thân họ lại không ôm chí lớn, tầm thường, có cha mẹ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền nuôi sống bản thân mà không quan tâm đến việc giáo dục con cái, chính bản thân mình cũng không bao giờ đọc sách học tập, mà lại yêu cầu con mình đứng đầu trong danh sách những người giỏi nhất.
Một số cha mẹ trầm mê trong ván bài mạt chược, ăn uống linh đình, nhưng lại yêu cầu con cái phải hết sức chuyên chú. Chính mình không hiếu thảo với người già, mà lại yêu cầu con cái nói gì nghe nấy; Cũng có cha mẹ mở miệng ngậm miệng ô ngôn uế ngữ, nhưng lại yêu cầu con phải lễ phép, văn minh; Còn có cha mẹ vì kiếm tiền mà lừa gạt, bản thân đạo đức tu dưỡng thiếu thốn, làm sao có thể yêu cầu con cái có phẩm hạnh cao thượng?.
Những sai sót đạo đức, cùng lời nói và hành vi sai trái của người lớn, nhìn bề ngoài, có vẻ không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, nhưng đối với trẻ nhỏ lại thường có ảnh hưởng rất lớn.
Nếu như người mẹ thiện lương ôn hòa, hiểu được công việc quản gia và biết quản lý tài chính gia đình, lấy giúp người làm niềm vui, lạc quan, vui vẻ, có thể chịu đựng những mất mát nhỏ và có dũng khí nhận trách nhiệm, thì cách suy nghĩ và thói quen tốt của người mẹ sẽ được truyền lại cho con cái một cách tinh tế.
Tôi nhớ có một buổi thông báo công ích trên một đài truyền hình nào đó: Một bà mẹ trẻ đang kể cho con trai nghe câu chuyện về một chú vịt con, kể xong câu chuyện, người mẹ đi lấy nước cho bà nội của đứa trẻ rửa chân, đứa trẻ thấy vậy liền chạy ngay vào phòng tắm…
Lúc người mẹ rửa chân cho bà nội xong và trở lại gian phòng, thì phát hiện con trai mình đã đi đâu không thấy. Nhìn lại, chỉ thấy con trai run rẩy bưng một chậu đầy nước, loạng choạng bước tới và nói bằng giọng trẻ thơ: “Mẹ ơi, con rửa chân cho mẹ nhé”. Người mẹ mỉm cười hạnh phúc…
Sau đó, trên màn hình TV hiện lên dòng chữ: “Kỳ thật, cha mẹ chính là người thầy tốt nhất của con mình”.
Mỗi lần nhìn thấy quảng cáo này, tôi đều vô cùng cảm động.
Chỉ thông qua sự tương tác giữa hai thế hệ thì văn hóa mới được truyền thừa, mới có thể dần dần dẫn đạo trẻ em nhận thức về toàn bộ thế giới, những lời nói và việc làm tốt đẹp mới có thể trở thành vốn liếng mà trẻ có thể sử dụng trong suốt cuộc đời.
Âu mẫu dùng cây sậy viết chữ: Dạy trẻ luôn cởi mở và kiên cường trước nghịch cảnh
Tục ngữ có câu: “Mọi chuyện không nằm trong sự kiểm soát của con người, mọi chuyện đều do số phận an bài. Số phận của mỗi người đều được cấu tạo bởi nhiều yếu tố đa tầng, đặc biệt là đối với trẻ em.”
Âu Dương Tu, một nhà văn và nhà sử học xuất sắc thời Bắc Tống, lúc còn tấm bé gia cảnh vô cùng bần hàn và không có tiền đi học. Nhưng mẹ ông không ngại khó khăn và đã nỗ lực rất nhiều để nuôi dạy con trai thành đạt.
Mua không nổi giấy bút, Âu mẫu dùng thân cây sậy dạy ông viết từng nét, từng nét… chữ, ở nhà không có sách để đọc nên mẹ Âu Dương Tu phải đến nhà các học giả để mượn sách cho Âu Dương Tú học tập…
Sự can đảm và trách nhiệm của Âu mẫu trước khó khăn khốn cùng đã thay đổi một cách vô tri vô giác đến cậu con trai đang lớn của bà.
Cuối cùng, Âu Dương Tú cũng thừa hưởng khối tài phú tinh thần quý giá này từ mẹ mình, ngày đêm đọc sách, quên ăn quên ngủ, cuối cùng trở thành một đại thi hào văn chương.
Nhiều trẻ em hiện nay thiếu khả năng vượt qua khó khăn, không chịu được đòn roi, một khi gặp thất bại sẽ chán nản lâu dài, không giữ được nhiệt huyết với cuộc sống, khó ứng xử với mọi người, không chiếm được lòng tin của những người xung quanh. Vì vậy, việc cho con trải nghiệm nghịch cảnh là đặc biệt quan trọng.
Những người mẹ ưu tú sẽ trau dồi chỉ số nghịch cảnh của con mình để chúng biết cách đối mặt với khó khăn và thất bại. Một người mẹ như vậy sẽ không quá quan tâm đến việc con mình đạt thành tích là đứng thứ nhất hay thứ hai trong trường, hay trường đại học trẻ theo học là Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa.
Có đạo đức phẩm hạnh đoan chính, mới là người hành tẩu thế gian và khí độ rất hiên ngang.
Phẩm hạnh tốt của người phụ nữ là báu vật trong nhà, còn quý giá hơn dung nhan xinh đẹp tuyệt trần và tài trí khiến người mê luyến. Ở bên cạnh người phụ nữ như vậy, nếu đàn ông không làm ra những điều lỗ mãng thì con cái họ sẽ có một tương lai tươi sáng.
Một gia đình hạnh phúc không cần quần áo đẹp, đồ ăn ngon, cũng không cần đầy vàng bạc trang sức, hạnh phúc lớn nhất là có được người mẹ vừa hiền đức vừa ôn nhu.
Kỳ Mai biên dịch
Theo secretchina