Những câu chuyện về lòng hiếu thảo (Phần 1)
Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp đầu tiên của con người. Từ những em bé nhỏ tuổi, tới người lao động bình thường, hay bậc vua quan trong thiên hạ đều cần phải thực hành chữ Hiếu. Chữ Hiếu không chỉ bó hẹp trong sự yêu thương chăm sóc với cha mẹ ruột thịt, mà còn mở rộng ra trở thành đức Nhân rộng lớn tạo phúc cho hết thảy người trong thiên hạ.
BÁ DU THƯƠNG MẸ
Thời xưa có một người con hiếu thảo, tên là Hàn Bá Du. Mỗi khi cậu mắc lỗi, mẹ của cậu đều dạy bảo một cách nghiêm khắc, đôi lúc còn đánh đòn cậu nữa. Đến khi cậu khôn lớn, rồi trưởng thành, khi cậu mắc lỗi, cách dạy dỗ của người mẹ vẫn như xưa. Có lần, khi mẹ đánh đòn, cậu bỗng nhiên khóc rất lớn. Người mẹ rất ngạc nhiên, mấy chục năm bị đánh đòn mà cậu ấy chưa từng khóc, thế rồi bà liền hỏi, “Tại sao con khóc?”. Bá Du liền trả lời, “Từ nhỏ đến lớn, khi mẹ đánh, con đều cảm thấy rất đau. Con có thể cảm nhận được mẹ vì dạy dỗ con nên mới làm như thế. Nhưng hôm nay mẹ đánh đòn, con đã không cảm thấy đau nữa. Điều này cho thấy sức khỏe của mẹ ngày càng yếu đi, thời gian con phụng dưỡng mẹ càng ngày càng ngắn lại. Nghĩ đến đây, con không cầm được lòng ạ”. Cha mẹ vì nuôi dạy con cái, để người con được cứng cáp mà trưởng thành, ngày qua ngày, năm tháng trôi đi, tuổi thanh xuân không còn, ngày càng già nua. Vì vậy, phận làm con chúng ta càng phải hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ.
TÌM CÁ TRONG BĂNG TUYẾT
Vào thời nhà Tấn, có một người con hiếu thảo tên là Vương Tường, mẹ mất sớm, cha lại lấy mẹ kế, mẹ kế xem cậu bé như cái gai trong mắt. Sau này, mẹ kế cũng sinh được một người con trai, đó chính là cậu em trai Vương Lãm. Kể từ đó, người mẹ kế luôn nghĩ ra nhiều cách để làm khó Vương Tường. Đối với một đứa trẻ, hoàn cảnh thế này là vô cùng bất hạnh, nhưng Vương Tường lại không một lời oán trách, ngược lại luôn nghĩ làm thế nào để mẹ kế được vui.
Một hôm trời băng giá, mẹ kế bị ốm và muốn ăn cá chép, cả một dòng sông đều đã bị đóng băng, làm sao có thể có được cá đây? Vương Tường đến bên dòng sông mà cảm thấy bất lực, rồi cậu khóc to gọi mẹ, nằm lưng trần trên tảng băng, hi vọng sẽ có điều thần kỳ xuất hiện. Vì tấm lòng hiếu thảo tột cùng của cậu mà tảng băng đã nứt ra và nhảy ra hai chú cá chép, để cậu được hiếu dưỡng với mẹ kế. Đây quả thật là tấm lòng hiếu thảo làm cảm động đất trời, vô cùng cảm động.
Vương Tường không chỉ chịu sự ngược đãi của mẹ kế khi còn nhỏ, mà sau khi trưởng thành lập gia thất, mẹ kế vẫn luôn nghĩ ra trăm phương ngàn kế đã hãm hại cậu. Nhưng người em trai Vương Lãm lại vô cùng kính trọng người anh, mỗi khi mẹ mình trừng phạt anh trai, người em đều đến bên giải nạn.
HÁI DÂU NUÔI MẸ (THÁI THUẬN)
Đời nhà Hán, có một cậu học trò tên là Thái Thuận, mẹ của cậu thích ăn quả dâu. Có một ngày, Thái Thuận đi hái dâu, cầm theo hai chiếc làn, một làn đựng quả màu đen và chiếc còn lại đựng quả tím, ngoài ra có một làn khác đựng qua có màu hơi đỏ. Vì sao phải chia thành hai chiếc làn vậy? Bởi vì dâu hơi chín là màu đen, màu tím, còn quả đã rất chín là màu đỏ. Thái Thuận trên đường về nhà gặp phải đám cướp.
Đám cướp cũng rất băn khoăn, bèn bắt cậu lại và hỏi:
“Tại sao người lại chia quả dâu thành hai bên vậy?”. Cậu liền nói: “Vì dâu chín sẽ ngọt thì để phần mẹ tôi ăn, còn bên đây không chín lắm thì để tôi ăn”.
Đám cướp nghe xong rất cảm động, bèn thả cậu đi về. Đám cướp đều là giết người không chớp mắt, vì sao lại thả cậu ra? Bởi vì tấm lòng hiếu thảo của Thái Thuận đã làm thức dậy sự hiếu thảo nơi họ. Cho nên, chúng ta phải tin rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, chỉ cần chúng ta có đức hạnh tốt, thì người có rất xấu đi nữa cũng sẽ được cảm hóa. Khi chúng ta đối diện với người xấu, có nên đi chửi mắng họ không? Không cần đâu, điều quan trọng là chúng ta làm cho tốt để ảnh hưởng họ, ảnh hưởng xã hội.
Đám cướp vì rất cảm động, nên đã lấy một ít gạo và một số thứ khác tặng cho Thái Thuận để cậu đem những thứ này về nuôi mẹ. Nhưng Thái Thuận lại không lấy, giả sử cậu có cầm về vừa để ở nhà, đột nhiên quan phủ đến. Vừa vào nhà đã thấy: Gạo của nhà họ Trường tại sao lại ở nhà ngươi? Thức ăn của nhà họ Lý sao lại ở nhà ngươi? Đây là tang chứng vật chứng, có trăm cái miệng cũng không giải thích nổi. Cho nên, nếu lấy đồ của bất cứ người nào, nhất định phải xem xét nguồn gốc của đồ vật có rõ ràng không đã. Khổng Phu Tử đã nói “Quân tử hữu cửu tư”, có nghĩa là người quân tử có chín điều phải luôn luôn quán chiếu, luôn luôn tự hỏi. Trong “cửu tư” này có đề cập đến “có lợi phải xem xét đạo nghĩa”, khi chúng ta muốn có được bất cứ thứ gì, trước hết phải xem xét đến nguồn gốc của đồ vật có hợp đạo nghĩa hay không.
Giả sử có đi ngược với đạo nghĩa, thì tuyệt đối không được chạm vào. Câu nói “Quân tử thích tài, muốn có phải hợp đạo nghĩa”. Khi chúng ta kể mỗi một câu chuyện cho con trẻ, trong đó đều hám chứa rất nhiều đạo lý. Đạo lý đầu tiên mà câu chuyện này bao hàm là “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”. Đạo lý thứ hai là “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, chúng ta phải dùng đức hạnh để cảm hóa. Đạo lý thứ ba là “có lợi phải xem xét đạo nghĩa”, “Quân tư thích tài, muốn có thì phải hợp đạo nghĩa”. Khi chúng ta giảng cậu chuyện cho học sinh, giả sử không khai mở rõ những đạo lý này, thì ấn tượng để lại cho học sinh chỉ là cảm thấy nghe được một câu chuyện. Giả sư chỉ đơn thuần là nói nên đạo lý mà không kể chuyện, thông thường người ta nghe đạo lý nhiều quá sẽ rất có thể bị hôn trầm. Cho nên, lý và sự phải dung hòa với nhau, lý và sự phải hòa hợp để kể chuyện. Có như thế, học sinh mới rất dễ tiếp thu đạo ký hàm chứa trong đó.
Đạo đức và học vấn của Vương Tương ngày một tăng lên, danh tiếng cũng ngày một tăng. Rồi mẹ kế cũng theo đó mà có ý nghĩa hãm hại Vương Tường, nên đã bỏ thuốc độc vào rượu đưa cho Vương Tường uống. Kết quả là người em trai đã phát hiện, trong tình huống nguy cấp đã xông vào giằng lấy chén rượu độc và uống ngay lúc đó, cậu muốn chết thay anh. Người mẹ kế chứng kiến cảnh này, lập tức hắt đi chén rượu độc và cảm thấy vô cùng xấu hổ, bởi vì bà từng giờ từng phút muốn đưa Vương Tường vào chỗ chết, còn người con ruột do chính mình sinh ra lại nguyện vì anh mình mà chết. Tình cảm anh em đã cảm hóa người mẹ kế, và rồi người mẹ và hai anh em cùng ôm nhau khóc. Cho nên, chỉ có đức hạnh và sự chân thành mới làm chuyển đổi những điều ác trong cuộc sống.
Sau này, Vương Tường và Vương Lãm đều làm quan trong triều. Có một vị quan lớn đã tặng cho Vương Tường cây bảo kiếm gia truyền, và nói cho anh rằng, những người có được cây bảo kiếm này, con cháu nhất đính sẽ vô cùng phát đạt, vinh hiển. Vương Tường lập tức trao lại bảo kiếm cho người em. Trên sử sách có ghi lại, con cháu chín đời của Vương Tường và Vương Lãm đều là Công Khanh, nghĩa là làm quan lớn. Đây được gọi là Nhà nào tích thiện, ắt sẽ dư điều vui.
Tuệ An theo Detuquy